Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX 2023)

17/04/2024 17:20

Báo cáo tóm tắt của Bộ Nội vụ về kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023).

BÁO CÁO TÓM TẮT
Kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quanngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươn

(PARINDEX 2023)


I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công tác tự đánh giá và thẩm định

- Thực hiện nhiệm vụ tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 76/NQ-CP), Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 phê duyệt Đề án "Xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022 - 2030" (gọi tắt là Đề án 876). Chỉ số CCHC bao gồm 02 bộ tiêu chí đánh giá cho cấp bộ và cấp tỉnh, cụ thể:

+ Chỉ số CCHC cấp bộ được sử dụng đánh giá, xếp hạng 17 bộ, cơ quan ngang bộ và 02 cơ quan đặc thù (Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc), bao gồm7 lĩnh vực đánh giá, 38 tiêu chí và 97 tiêu chí thành phần. Tổng điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó, 31.50 điểm là đánh giá thông qua điều tra xã hội học.

+ Chỉ số CCHC cấp tỉnh được sử dụng đánh giá, xếp hạng 63 UBND tỉnh, thành phố, với8 lĩnh vực đánh giá, 37 tiêu chí và 88 tiêu chí thành phần. Tổng điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó, 32 điểm là đánh giá thông qua điều tra xã hội học.

- Bộ Nội vụ đã phê duyệt Kế hoạchxác định Chỉ số CCHC năm 2023; ban hành văn bản hướng dẫn tự đánh giá; tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ. Các bộ, tỉnh tự chấm điểm theo các tiêu chí quy định của Chỉ số CCHC, gửi dữ liệu kết quả đánh giá đến Bộ Nội vụ qua phần mềm Quản lý chấm điểm.Bộ Nội vụ đã thành lập Hội đồng thẩm định, với sự tham gia của lãnh đạo cấp bộ, cấp vụ, cục của các bộ, cơ quan chủ trì triển khai các nội dung CCHC để thẩm định, thông qua kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Công tác điều tra xã hội học (XHH)

a) Về khảo sát các nhóm đối tượng lãnh đạo, quản lý:

- Phương thức tổ chức điều tra XHH xác định Chỉ số CCHC năm 2023thực hiện thông qua các phiếu khảo sát điện tử được gửi đến địa chỉ hộp thư của từng đối tượng trả lời phiếu. Kết quả điểm được tính, cập nhật theo thời gian thực trong suốt thời gian khảo sát.

- Theo kết quả, Bộ Nội vụ đã tiến hành khảo sát và nhận được trên Hệ thống là 49,458 phiếu của công chức, lãnh đạo, quản lý các cấp để phục vụ xác định Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, tỉnh.

b) Về khảo sát người dân:

Bộ Nội vụ đã phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và các cơ quan liên quan (Mặt trận TQVN, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam) thực hiện khảo sát trên khảo sát trên 39,765 người dân ở cơ sở để phục vụ xác định Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023; đồng thời, kết quả khảo sát người dân được sử dụng để tính điểm, đánh giá một số tiêu chí trong Chỉ số CCHC năm 2023 của các tỉnh, thành phố. Như vậy, tổng số phiếu khảo sát các nhóm đối tượng phục vụ xác định Chỉ số CCHC năm 2023 là hơn 89,000 phiếu.

II. KẾT QUẢ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH - PAR INDEX 2023

1. Kết quả PAR INDEX 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ

Xếp hạng

Các bộ, cơ quan ngang bộ

Điểm

thẩm định

Điểm điều tra XHH

Tổng điểm đạt được

Chỉ số tổng hợp (PAR Index 2023)

1
Bộ Tư pháp
61.86
28.10
89.95
89.95
2
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
62.67
27.21
89.89
89.89
3
Bộ Tài chính
61.52
27.66
89.18
89.18
4
Bộ Nội vụ
60.65
26.38
87.04
87.04
5
Bộ Tài nguyên và Môi trường
61.15
25.85
87.01
87.01
6
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
60.25
26.17
86.41
86.41
7
Bộ Xây dựng
61.18
25.10
86.28
86.28
8
Bộ Giao thông vận tải
60.27
25.91
86.18
86.18
9
Bộ Thông tin và Truyền thông
60.50
25.33
85.83
85.83
10
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
60.99
24.81
85.81
85.81
11
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
58.10
25.47
83.56
83.56
12
Bộ Giáo dục và Đào tạo
55.46
25.07
80.53
80.53
13
Bộ Khoa học và Công nghệ
56.49
23.88
80.38
80.38
14
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
54.59
25.48
80.07
80.07
15
Bộ Y Tế
55.81
23.99
79.80
79.80
16
Bộ Ngoại giao
52.12
26.35
78.48
78.48
17
Bộ Công Thương
54.21
23.82
78.03
78.03
Trung bình
84.38

* Kết quả Chỉ số CCHC tổng hợp

Năm 2023 Chỉ số CCHC các bộ, cơ quan ngang bộ có 02 nhóm điểm:

-Đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80%, bao gồm 14 đơn vị: Bộ Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Đạt kết quả Chỉ số CCHC dưới 80% có 03 đơn vị là: Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương.

Giá trị trung bình Chỉ số CCHC của 17 bộ, cơ quan ngang bộ năm 2023 là 84.38%, tăng 0.33% so với năm 2022. 10/17 bộ có Chỉ số CCHC năm 2023 trên mức giá trị trung bình. Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng Chỉ số CCHC năm 2023, đạt 89.95%. Bộ Công Thương đứng cuối bảng xếp hạng với kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 đạt 78.03%, thấp hơn 11.92% so với đơn vị dẫn đầu là Bộ Tư pháp. 10/17 đơn vị có Chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2022, tăng cao nhất là Bộ Ngoại giao (+5.83%). Trong 07 bộ có kết quả Chỉ số CCHC giảm hơn so với năm 2022, giảm nhiều nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (-5.31%). Một số đơn vị khác có giá trị Chỉ số CCHC giảm dưới 1%, như: Bộ Tài chính (-0.58%); Bộ Xây dựng (-0.01%).

* Phân tích 07 Chỉ số thành phần

- 04/7 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng hơn so với năm 2022, bao gồm: "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC"; "Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước"; "Cải cách chế độ công vụ" và "Cải cách tài chính công". 03 chỉ số thành phần có giá trị trung bình giảm so với năm 2022, đó là: "Cải cách thể chế"; "Cải cách TTHC" và "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số".

- Chỉ số thành phần "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC" có giá trị trung bình là 94.90%, tăng hơn so với năm 2022 là 3.01%. Bộ Tư pháp dẫn đầu Chỉ số thành phần "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC" với giá trị 98.56%. Bộ Ngoại giao tiếp tục có năm thứ ba liên tiếp đứng cuối bảng Chỉ số thành phần này, với giá trị 87.95%, đồng thời cũng là đơn vị duy nhất có giá trị dưới 90% ở năm 2023.

- Chỉ số thành phần "Cải cách thể chế" có giá trị trung bình là 78,96%, giảm hơn so với năm 2022 là 0.59%. Bộ Tư pháp đạt Chỉ số thành phần này cao nhất, với giá trị 93.99%. Bộ Giáo dục và Đào tạo có kết quả Chỉ số thành phần ở lĩnh vực này thấp nhất, với giá trị 67.84%.

Trong năm 2023, còn một số bộ, cơ quan chưa hoàn thành 100% kế hoạch đúng tiến độ được giao trong việc xây dựng VBQPPL theo chương trình xây dựng pháp luật đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, một số bộ, cơ quan chưa xử lý dứt điểm văn bản trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền kiến nghị. Có đến 14/17 bộ, cơ quan không đạt điểm tối đa tại tiêu chí "Đánh giá tác động của TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL".

- Chỉ số thành phần "Cải cách TTHC" có giá trị trung bình là 82.14%, giảm 6.90% so với năm 2022. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 02 đơn vị đứng đầu Chỉ số thành phần "Cải cách TTHC" với giá trị lần lượt là 97% và 94.87%. Đồng thời, đây cũng là 02 đơn vị có Chỉ số thành phần trên 90%. 

Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào tạo là 02 đơn vị đứng cuối Chỉ số thành phần "Cải cách TTHC", với giá trị lần lượt là 70% và 69.90%

Năm 2023, nhiều bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ điểm số tối đa tại các tiêu chí, như: "Kiểm soát quy định TTHC"; "Công bố, công khai TTHC và kết quả giải quyết hồ sơ" và "Kết quả giải quyết hồ sơ TTHC". Có 06/17 bộ có kết quả Chỉ số thành phần dưới 70%.

- Chỉ số thành phần "Cải cách tổ chức bộ máy" có giá trị trung bình là 89,87%, tăng 0.75% so với năm 2022. Bộ Tư pháp đứng đầu Chỉ số thành phần với giá trị 95.18%.

Bộ Công Thương là đơn vị duy nhất có kết quả dưới 80%, đồng thời là đơn vị đứng cuối Chỉ số thành phần với giá trị 76.82%. Có 11/17 bộ, cơ quan có Chỉ số thành phần trên 90%. Tiêu chí "Thực hiện quy định về sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao" đạt giá trị trung bình 100%.

- Chỉ số thành phần "Cải cách chế độ công vụ" có giá trị trung bình là 90,49%, tăng 4.32% so với năm 2022. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường có Chỉ số thành phần cao nhất với kết quả lần lượt là 94.43% và 94.04%. 

Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương là những đơn vị đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số thành phần, với giá trị lần lượt là 85.39% và 81.22%. Có 11/17 bộ đạt Chỉ số thành phần trên 90% (Năm 2022 chỉ có 07/17 bộ đạt kết quả trên 90% tại Chỉ số thành phần này). Tuy nhiên, có 10/17 bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ điểm số tối đa tại tiêu chí "Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức".

- Chỉ số thành phần "Cải cách tài chính công" có giá trị trung bình là 78.47%, tăng 3.55% so với năm 2022. Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải là 04 đơn vị có Chỉ số thành phần cao nhất, với giá trị lần lượt là 96.01%; 95.20%; 92.21% và 90.11%. 

Có 05 đơn vị có Chỉ số thành phần "Cải cách tài chính công" thấp dưới 70%, đồng thời, cũng là những đơn vị đứng cuối của Chỉ số thành phần này, bao gồm: Bộ Công Thương (69.05%); Bộ Khoa học và Công nghệ (65.50%); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (63.64%); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (63.09%) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (60.66%).

Năm 2023 tiếp tục có 05/17 bộ có Chỉ số thành phần dưới 70%, có 12/17 bộ không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần "Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước", có duy nhất có 01/17 bộ không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần "Thực hiện quy định về việc sử dụng kinh phí nguồn từ NSNN".

- Chỉ số thành phần "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số" có giá trị trung bình là 78.35%, giảm 0.10% so với năm 2022. Bộ Giao thông vận tải đứng thứ nhất Chỉ số thành phần với giá trị 89.25%. Bộ Ngoại giao có kết quả 49.41%, đứng cuối Chỉ số thành phần. 

Có 10/17 bộ có giá trị Chỉ số thành phần trên 80% và Bộ có giá trị thấp nhất với kết quả là 49.41%. 

Có nhiều tiêu chí, tiêu chí thành phần tiếp tục ghi nhận nhiều bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ 100% số điểm, ví dụ như các tiêu chí thành phần: "Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được đưa vào sử dụng chính thức" (13/17 bộ); "Xây dựng, vận hành Hệ thống báo cáo của bộ" (08/17 bộ); "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" (14/17 bộ); "Triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC" (08/17 bộ).

Giá trị trung bình của Tiêu chí thành phần "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" là 65.31%, có 03 đơn vị đạt tỷ lệ 100% điểm số, (năm 2022 chỉ có 02 đơn vị). Tiêu chí thành phần "Triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC" có giá trị 52.94%, có 08/17 bộ không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần này.

2. Kết quả PAR INDEX 2023 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Xếp hạng

Tỉnh, thành phố

Điểm thẩm định

(61.50)

Điểm đánh giá tác động

của CCHC

Tổng điểm đạt được

Chỉ số tổng hợp

(Par Index 2023)

Chỉ số SIPAS

(10)

Khảo sát lãnh đạo, quản lý

(22)

Tác động đến PT KTXH

(6.50)

1
Quảng Ninh
58.09
9.08
18.51
6.50
92.18
92.18
2
Hải Phòng
57.22
8.88
20.04
5.74
91.87
91.87
3
Hà Nội
58.60
8.37
18.55
5.91
91.43
91.43
4
Bắc Giang
58.30
8.16
19.09
5.61
91.16
91.16
5
Bà Rịa - Vũng Tàu
57.53
8.99
18.59
5.93
91.03
91.03
6
Thái Nguyên
57.32
9.08
18.76
5.60
90.76
90.76
7
Lào Cai
58.85
8.88
17.54
5.32
90.60
90.60
8
Long An
57.26
7.96
18.46
5.54
89.22
89.22
9
Phú Thọ
55.96
8.75
18.93
5.55
89.19
89.19
10
Yên Bái
57.04
8.80
17.90
5.13
88.86
88.86
11
Ninh Bình
56.73
8.24
18.22
5.53
88.72
88.72
12
Đà Nẵng
57.79
8.36
17.09
5.45
88.68
88.68
13
Sơn La
55.57
8.23
20.23
4.63
88.66
88.66
14
Khánh Hòa
57.51
8.10
18.42
4.57
88.60
88.60
15
Nghệ An
56.38
8.79
17.49
5.82
88.48
88.48
16
Tuyên Quang
56.30
8.28
19.33
4.55
88.46
88.46
17
Thừa Thiên Huế
56.38
8.28
18.77
4.93
88.37
88.37
18
Hà Tĩnh
57.74
8.91
18.03
3.66
88.35
88.35
19
Hậu Giang
56.39
8.31
18.69
4.64
88.02
88.02
20
Điện Biên
56.23
8.02
19.92
3.85
88.02
88.02
21
Bình Phước
56.88
7.63
18.30
5.20
88.01
88.01
22
Hải Dương
54.64
9.34
18.33
5.53
87.84
87.84
23
Hà Giang
55.57
8.24
18.91
5.00
87.73
87.73
24
Bình Dương
54.29
8.47
18.83
6.06
87.64
87.64
25
Thanh Hóa
56.87
8.57
17.53
4.54
87.52
87.52
26
Hưng Yên
56.23
8.91
17.95
4.30
87.38
87.38
27
Quảng Ngãi
57.39
8.03
17.74
4.20
87.37
87.37
28
Đắk Lắk
57.92
8.15
18.29
2.97
87.33
87.33
29
Nam Định
58.30
7.85
17.91
3.25
87.32
87.32
30
Hà Nam
57.17
8.25
18.13
3.75
87.30
87.30
31
Bình Định
57.38
8.14
18.12
3.66
87.29
87.29
32
Đồng Nai
54.32
8.07
19.29
5.36
87.04
87.04
33
TP. Hồ Chí Minh
55.80
8.16
16.89
6.12
86.97
86.97
34
Cà Mau
55.64
8.39
18.54
4.32
86.89
86.89
35
Hòa Bình
57.04
8.19
18.34
3.20
86.76
86.76
36
Ninh Thuận
57.02
8.28
18.49
2.89
86.68
86.68
37
Đồng Tháp
57.07
8.50
17.83
3.25
86.65
86.65
38
Thái Bình
56.03
8.59
17.87
4.00
86.49
86.49
39
Vĩnh Phúc
55.11
8.32
18.51
4.50
86.44
86.44
40
Kiên Giang
54.50
8.40
18.71
4.67
86.28
86.28
41
Quảng Trị
55.76
7.97
17.66
4.86
86.25
86.25
42
Cần Thơ
57.17
8.35
17.58
3.04
86.15
86.15
43
Kon Tum
54.95
8.50
18.33
4.36
86.14
86.14
44
Quảng Bình
55.96
8.31
18.08
3.73
86.06
86.06
45
Tây Ninh
56.04
7.98
17.80
4.23
86.04
86.04
46
Lâm Đồng
55.99
8.04
17.60
4.39
86.02
86.02
47
Lạng Sơn
54.41
7.99
18.20
5.33
85.94
85.94
48
Trà Vinh
55.06
8.47
18.20
4.05
85.79
85.79
49
Lai Châu
56.90
7.97
18.01
2.89
85.78
85.78
50
Tiền Giang
55.76
8.04
17.67
4.30
85.77
85.77
51
Đắk Nông
56.86
8.17
16.66
3.73
85.42
85.42
52
Phú Yên
54.90
7.98
17.45
5.06
85.39
85.39
53
Vĩnh Long
55.54
8.05
17.42
4.30
85.30
85.30
54
Bến Tre
54.09
8.12
18.02
5.01
85.24
85.24
55
Bắc Ninh
55.97
7.73
16.91
4.00
84.61
84.61
56
Quảng Nam
54.89
7.89
18.28
3.53
84.60
84.60
57
Bắc Kạn
56.17
7.48
17.66
2.92
84.24
84.24
58
Gia Lai
53.51
8.44
16.40
3.82
82.17
82.17
59
Bạc Liêu
50.80
8.14
18.22
4.95
82.12
82.12
60
Cao Bằng
54.57
7.59
16.56
3.26
81.98
81.98
61
Bình Thuận
51.26
7.94
18.15
4.51
81.87
81.87
62
Sóc Trăng
51.61
8.19
18.44
3.48
81.70
81.70
63
An Giang
51.66
7.97
16.83
4.86
81.32
81.32
Trung bình
56.00
8.29
18.15
4.54
86.98
86.98

* Kết quả Chỉ số CCHC tổng hợp

- Kết quả CCHC trong năm 2023 mà các địa phương đạt được là khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Theo đánh giá, Chỉ số CCHC của các tỉnh, thành phố đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng tích cực, giá trị trung bình năm 2023 đạt 86.98%, cao hơn 2.19% so với năm 2022; đây là lần thứ 5 liên tiếp có Chỉ số CCHC của các địa phương đạt giá trị trung bình trên 80%. 

Theo thống kê, trong lịch sử đánh giá từ năm 2012 đến nay, năm 2023 là năm đầu tiên cả 63 tỉnh, thành phố đều đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80%. Cùng với đó, 32/63 địa phương đạt kết quả Chỉ số CCHC cao hơn mức trung bình của cả nước; 57/63 tỉnh, thành phố có Chỉ số CCHC tăng trưởng cao hơn so với năm 2022, với tỉnh tăng cao nhất là 9.39%, tăng thấp nhất là 0.03%. 

Tuy nhiên, có 06 địa phương cho kết quả giảm nhưng mức giảm không đáng kể, trong đó tỉnh giảm nhiều nhất là 2.91%, và tỉnh giảm ít nhất là 0.51%.

- Kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 các tỉnh, TP được phân theo 02 nhóm:

+ Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số từ 90% trở lên, có 07 tỉnh, thành phố.

+ Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số từ 80% - dưới 90%, có 56 tỉnh, thành phố.

Theo đánh giá, nhóm dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2023 của các tỉnh/thành phố duy trì sự ổn định. 

Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC với kết quả đạt 92.18%; từ năm 2012 đến nay, Quảng Ninh có 6 lần đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số CCHC cả nước. 

Xếp vị trí thứ 2/63 là thành phố Hải Phòng, đạt 91.87% và là năm thứ 4 liên tiếp, Hải Phòng đạt kết quả Chỉ số >90%. 

Một số địa phương khác cũng đã thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác CCHC, như: Hà Nội, đạt 91.43%, xếp thứ 3/63; Bắc Giang đạt 91.16%, xếp thứ 4/63 và Bà Rịa - Vũng Tàu, đạt 91.03%, xếp thứ 5/63.

Đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2023 là tỉnh An Giang, đạt 81.32%. Qua đánh giá, năm 2023 tỉnh An Giang đã có nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh CCHC, một số nội dung cho kết quả khá tích cực như cải cách thể chế, sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng một số nội dung cải cách còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Chậm công bố, công khai TTHC; kỷ luật, kỷ cương hành chính một số nơi chưa nghiêm; còn khá nhiều nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2023 nhưng tỉnh An Giang chưa hoàn thành hoặc hoàn thành muộn so với quy định,... 

Ngoài ra, một số địa phương khác cũng có kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 khá thấp là Sóc Trăng, đạt 81.70%, xếp thứ 62/63; Bình Thuận, đạt 81.87%, xếp vị trí thứ 61/63.

* Kết quả đánh giá 08 Chỉ số thành phần:

Năm 2023, có 07/8 chỉ số thành phần tăng điểm và 01/8 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2022. Trong đó, tăng cao nhất là Chỉ số thành phần "Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số", với mức tăng 6.60%; Chỉ số thành phần duy nhất có giá trị trung bình giảm so với 2022 là "Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và PT KTXH tại địa phương", với mức giảm 1.29%.

+ Chỉ số thành phần "Chỉ đạo điều hành CCHC" đạt giá trị trung bình cao nhất, với kết quả là 95.25%, cao hơn 3.60% so với năm 2022; đây là lần thứ 3 liên tiếp Chỉ số thành phần này có giá trị trung bình trên 90%. 05 địa phương đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số thành phần này đều đạt tỷ lệ điểm tối đa (100%), đó là Hòa Bình, Hậu Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa. Địa phương có tỷ lệ điểm thấp nhất đối với Chỉ số thành phần này là An Giang, đạt 77.24%; đây cũng là địa phương duy nhất có kết quả Chỉ số thành phần "Chỉ đạo điều hành CCHC" đạt dưới 80%.

+ Chỉ số thành phần "Cải cách TTHC" tiếp tục duy trì vị thế cao trong nhiều năm gần đây, năm 2023, giá trị trung bình xếp vị trí thứ 2/8 chỉ số thành phần, đạt 94.32%, cao hơn 0.59% so với năm 2022; có 52/63 địa phương đạt kết quả điểm trên 90%. Địa phương đứng đầu bảng xếp hạng là tỉnh Hòa Bình (99.93%); đứng cuối của Chỉ số thành phần này là tỉnh Bạc Liêu, đạt 79.48%%.

+ Chỉ số thành "Cải cách thể chế" xếp vị trí thứ 3, đạt 93.21%, cao hơn 2.45% so với năm 2022 và là năm thứ 2 liên tiếp đạt giá trị trung bình trên 90%. Theo kết quả, có có 59/63 địa phương đạt tỷ lệ điểm đánh giá trên 90% (trong khi đó, năm 2022 chỉ có 46 địa phương đạt mức trên). Giữ vị trí quán quân về Chỉ số thành phần "Cải cách thể chế" là tỉnh Sơn La, đạt 97.37%; xếp vị trí thứ 63/63 là TP. Hồ Chí Minh, đạt 83.41%.

+ Tiếp theo là Chỉ số thành phần "Cải cách tổ chức bộ máy", xếp vị trí thứ 4/8 chỉ số thành phần, đạt giá trị trung bình là 91.28%, cao hơn 2.70% so với năm 2022; có 49/63 địa phương đạt tỷ lệ điểm trên 90%, không có địa phương nào cho kết quả dưới 80%. Đứng đầu bảng xếp hạng là Sơn La, đạt 96.93%, cao hơn 10.06% so với năm 2022; đứng cuối bảng xếp hạng là Bình Thuận, đạt 82.20%, giảm 5.55% so với năm 2022.

+ Chỉ số thành phần "Cải cách tài chính công" xếp vị trí thứ 5/8 chỉ số thành phần, đạt 84.80%, cao hơn 2.60% so với 2022. Dẫn đầu cả nước ở Chỉ số thành phần này là thành phố Hải Phòng, đạt 96.21; có 14/63 địa phương đạt kết quả trên 90%, nhiều hơn 5 đơn vị so với 2022; 36/63 địa phương đạt tỷ lệ điểm đánh giá ở mức từ 80% - dưới 90%; 04 địa phương đạt dưới 70% là Gia Lai, An Giang, Sóc Trăng, Lạng Sơn, trong số đó, Sóc Trăng là địa phương đứng cuối bản xếp hạng ở Chỉ số thành phần này, chỉ đạt 64.76%.

+ Xếp vị trí thứ 6 là Chỉ số thành phần "Cải cách chế độ công vụ", đạt 83.47%, cao hơn 1.69% so với năm 2022 (81.78%); có 34/64 địa phương cho kết quả cao hơn giá trị trung bình; chỉ có 02 địa phương đạt tỷ lệ điểm trên 90% là Long An và Thừa Thiên Huế, trong đó, Long An là địa phương đứng đầu bảng xếp hạng cả nước, đạt 90.65%. Có 16 địa phương cho kết quả dưới 80%, đứng cuối bảng xếp hạng cả nước là An Giang, đạt 72.85%.

+ Chỉ số thành phần "Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số" xếp vị trí thứ 7/8 Chỉ số thành phần nhưng lại có giá trị trung bình tăng trưởng cao nhất so với các Chỉ số thành phần còn lại. Năm 2023, Chỉ số thành phần này đạt 83.25%, cao hơn 6.6% so với năm 2022. Có 06/63 địa phương đạt kết quả trên 90%, dẫn đầu bảng xếp hạng là Bắc Giang, đạt 91.99%. Ở nhóm cuối bảng xếp hạng, có 13 địa phương cho kết quả đánh giá dưới 70%, trong đó, xếp vị trí thứ 63/63 là tỉnh Bạc Liêu, chỉ đạt 66.15%.

+ Chỉ số thành phần "Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển KT-XH tại địa phương" đạt giá trị trung bình 77.73%, thấp hơn 1.29% so với năm 2022, xếp vị trí thứ 8/8 chỉ số thành phần. Năm 2023 có 03 địa phương đạt kết quả trên 90% là Hải Dương, Quảng Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu, trong số đó, dẫn đầu cả nước là tỉnh Quảng Ninh, đạt 94.42%. Theo đánh giá, 9/10 địa phương đứng cuối bảng xếp hạng cho tỷ lệ điểm đánh giá đạt dưới 70%; xếp vị trí thứ 63/63 là tỉnh Bắc Kạn, đạt 63.06%.

* So sánh kết quả Chỉ số CCHC giữa 6 vùng kinh tế - xã hội:

Trong năm 2023, 6/6 vùng kinh tế - xã hội đều có giá trị trung bình Chỉ số CCHC đạt trên 80% và đều tăng trưởng cao hơn so với năm 2022. 

Giá trị trung bình cao nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với kết quả đạt 88.33%, cao hơn 1.71% so với năm 2022 (86.62%); 

Xếp vị trí thứ 2 là vùng Đông Nam Bộ, đạt 87.79%, cao hơn 3.05% so với năm 2022 (84.74%), đây cũng là vùng có giá trị trung bình Chỉ số CCHC tăng trưởng cao nhất. 

Tiếp theo là vùng trung du miền núi phía Bắc, đạt 87.72%, cao hơn 2.72% so với năm 2022 (85.00%). 

Xếp vị trí thứ 4 là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, đạt 86.82%, cao hơn 2.57% so với năm 2022 (84.25%). 

02 vùng còn lại có cùng giá trị trung bình đạt 85.42% là vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên.

3. Nhận xét đánh giá chung

a). Những kết quả đạt được

- Công tác cải cách hành chính tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, toàn diện: Nhiều thể chế, chính sách cải cách quan trọng đã được cấp có thẩm quyền thông qua. Cải cách thủ tục hành chính gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ công đang được triển khai mạnh mẽ, mang lại nhiều hiệu quả mới, giá trị mới và lợi ích mới cho người dân, doanh nghiệp; nhiều mô hình cải cách mới được thí điểm, áp dụng ở nhiều nơi. 

Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy có nhiều chuyển biến rõ nét, đã hoàn thành 27/27 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành Trung ương; 19/19 bộ đã ban hành thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. 

Cải cách chế độ công vụ có nhiều bứt phá với hàng loạt thể chế, cơ chế, chính sách được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung. Cải cách tài chính công được quan tâm, quản lý chặt chẽ, hiệu quả; kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách được tăng cường; nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí được phê duyệt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số có nhiều chuyển biến, với điểm sáng là thành tựu đạt được trong thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số; các CSDL quốc gia, chuyên ngành được xây dựng, vận hành ngày càng hiệu quả hơn; khung pháp lý tiếp tục được hoàn thiện một bước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến dần đi vào thực chất hơn, người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn,…

- Những thành tựu đạt được của công tác cải cách hành chính trong năm qua của các bộ, ngành, địa phương đã cơ bản được định lượng, thể hiện thông qua kết quả điểm, xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Từ khi triển khai đến nay, Chỉ số CCHC tiếp tục khẳng định là công cụ quản lý quan trọng, thước đo quan trọng giúp xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC của từng bộ, tỉnh; đồng thời, cá thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị.

b) Một số tồn tại, hạn chế

Qua xác định Chỉ số CCHC năm 2023 đã chỉ ra cụ thể những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC của các bộ, các tỉnh đó là:

* Đối với các bộ:

- Một số bộ, cơ quan chưa hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính đã ban hành. Chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành chưa được đánh giá cao tại một số bộ; kết quả thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cũng không được hoàn thành kịp thời, đầy đủ.

- Vẫn còn một số bộ, cơ quan chưa hoàn thành 100% kế hoạch đúng tiến độ được giao trong việc xây dựng VBQPPL theo chương trình xây dựng pháp luật đã được phê duyệt. Một số bộ, cơ quan chưa thực hiện đánh giá tác động của TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL; chưa xử lý dứt điểm văn bản trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền kiến nghị.

- Chỉ số thành phần "Cải cách TTHC" có giá trị trung bình giảm nhiều nhất trong số các Chỉ số thành phần với giá trị giảm 6.90%. Kết quả đánh giá cải cách TTHC cũng cho thấy, còn nhiều bộ chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời việc công bố, công khai TTHC và kết quả giải quyết hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bộ và Website của các đơn vị trực thuộc bộ; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông còn hình thức, chưa đưa tất cả TTHC thực hiện tại bộ phận một cửa; chưa hoàn thành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC; tỷ lệ trễ hạn trong giải quyết hồ sơ TTHC còn cao tại một số bộ, cơ quan.

- Có 10/17 bộ không đạt điểm số tối đa tại tiêu chí "Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức".

- Cải cách tài chính công còn một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước và trong thực hiện quy định về sử dụng các nguồn tài chính và phân phối kết quả tài chính tại các ĐVSNCL. Có 06/17 bộ có giá trị điểm số giảm hơn so với năm 2022, trong đó, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giá trị giảm điểm nhiều nhất với giá trị giảm 11.29% và 11.03%.

- Chỉ số thành phần "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số" có giá trị trung bình giảm 0.10%. Có nhiều tiêu chí, tiêu chí thành phần tiếp tục ghi nhận nhiều bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ 100% số điểm, ví dụ như: Tiêu chí thành phần "Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được đưa vào sử dụng chính thức" (13/17 bộ); tiêu chí thành phần "Xây dựng, vận hành Hệ thống báo cáo của bộ" (08/17 bộ); tiêu chí thành phần "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" (14/17 bộ); tiêu chí thành phần "Triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC" (08/17 bộ).

* Đối với các địa phương:

- Kế hoạch CCHC của một số địa phương vẫn chưa bám sát thực tiễn, một số nhiệm vụ chưa cụ thể, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến kết quả thực hiện Kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu. Một số nơi còn chậm trễ thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong năm. Việc tổ chức diễn đàn, đối thoại để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp ở một số địa phương chưa có sự vào cuộc quyết liệt của Lãnh đạo cấp tỉnh.

- Về cải cách thể chế, tình trạng chậm xử lý các văn bản trái pháp luật vẫn còn chậm trễ ở một số địa phương; qua khảo sát cho thấy, tính khả thi của các văn bản pháp luật vẫn tiếp tục được đánh giá thấp bởi các đối tượng lãnh đạo, quản lý.

- Về cải cách TTHC, vẫn còn 26 địa phương chậm công bố, công khai và cập nhật TTHC theo quy định; tình trạng trễ hẹn giải quyết hồ sơ vẫn tập trung vào một số lĩnh vực như đất đai, xây dựng,... Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố chưa thực hiện tốt việc cập nhật, đồng bộ, công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng DVC theo quy định.

- Về cải cách tổ chức bộ máy, cơ bản các địa phương đã thực hiện tốt việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của bộ, ngành; tuy nhiên, qua đánh giá cho thấy chức năng, nhiệm vụ một số cơ quan chuyên môn còn chồng chéo chức năng nhiệm vụ, chưa được kiện toàn theo quy định của Chính phủ; tính hợp lý trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước vẫn cho kết quả khảo sát chưa cao so với các nội dung khác.

- Về cải cách chế độ công vụ: Kỷ luật, kỷ cương hành chính ở một số nơi chưa nghiêm, vẫn còn lãnh đạo, quản lý sai phạm trong thực thi công vụ dẫn đến bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự; một số thể chế, chính sách cải cách mới được ban hành trong năm 2023 nên kết quả triển khai trong thực tiễn còn khiêm tốn; chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở một số tỉnh, thành phố chưa đáp ứng theo các tiêu chuẩn mới.

- Về cải cách tài chính công, một số tỉnh, thành phố không hoàn thành giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước; tình trạng sai phạm trong quản lý, sử dụng tài chính ngân sách vẫn còn xảy ra ở một số nơi, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận và kiến nghị xử lý; một số tỉnh, thành phố chưa có nhiều chuyển biến trong việc đẩy mạnh tự chủ tại đơn vị sự nghiệp công lập, mức độ giảm chi trực tiếp ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập chưa cao;

- Về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số: Kết quả thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ TTHC đã có cải thiện nhưng chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ; các dịch vụ thanh toán trực tuyến còn gặp nhiều bất cập, chưa khuyến khích được nhiều người sử dụng; cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo kết nối liên thông ở một số lĩnh vực.

Theo xaydungchinhsach.chinhphu.vn
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bao-cao-tom-tat-ket-qua-chi-so-cai-cach-hanh-chinh-nam-2023-par-index-2023-119240417172124352.htm
Copy Link
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bao-cao-tom-tat-ket-qua-chi-so-cai-cach-hanh-chinh-nam-2023-par-index-2023-119240417172124352.htm

    Nổi bật

        Mới nhất
        Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX 2023)
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO