Kết luận của Bộ Chính trị về Tập đoàn Vinashin

H.V ( TTXVN/Vietnam+)<_o3a_p>| 10/08/2010 14:34

Tại phiên họp ngày 31/7, sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về tình hình Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ý kiến của Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Công an và một số bộ, ngành Trung ương; Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Tại phiên họp ngày 31/7, sau khinghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về tình hình Tập đoàn Công nghiệp Tàuthủy Việt Nam (Vinashin), ý kiến của Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm traTrung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Công an và một số bộ, ngành Trungương; Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau:


1- Từ khi được thành lập vào năm 1996 đến nay, Tập đoàn Vinashin (trong đó từ năm 1996-2006 là Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam) đã cóbước phát triển nhanh trên nhiều mặt: bước đầu đã hình thành được cơ sở vậtchất-kỹ thuật quan trọng, có trình độ công nghệ tiên tiến và khá đồng bộ củangành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển.


Vinashin đã xây dựng được đội ngũ trên 70.000 cán bộ, công nhân kỹ thuật, trongđó nhiều người có tay nghề khá, có khả năng đóng được nhiều loại tàu phục vụcho nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của nền kinh tế, quốc phòng, an ninh vàcho xuất khẩu, kể cả tàu trọng tải trên 100.000 DWT; xây dựng được một số cơ sởcông nghiệp phụ trợ, nâng cao một bước tỉ lệ nội địa hoá trong đóng và sửa chữatàu biển.


Riêng trong thời kỳ từ năm 1996-2006, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (bình quântừ 35-40%/năm), kinh doanh có lãi; tăng được vốn chủ sở hữu và giá trị tài sảncủa doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay, Vinashin đang gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếukém, sai phạm nghiêm trọng: đầu tư mở rộng quá nhanh, quy mô lớn, một số dự án tráivới quy hoạch được phê duyệt, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, địa bàn, có lĩnhvực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, trong đó nhiềulĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề.


Tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản: theo số liệu ban đầu, ước tính dưnợ hiện đang rất lớn, lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảngtrên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khócó khả năng tự cân đối dòng tiền. Sản xuất, kinh doanh hiện đang bị đình trệ;bị mất hoặc giảm nhiều đơn đặt hàng; nhiều dự án đầu tư dở dang, không hiệuquả.  Tình hình nội bộ diễn biến phức tạp: hơn 70.000 cán bộ, công nhânviên lo lắng do việc làm và thu nhập giảm; hiện đã có khoảng 17.000 công nhânchuyển việc hoặc bỏ việc; 5.000 công nhân bị mất việc làm; nhiều công nhân củamột số nhà máy, xí nghiệp bị chậm trả lương trong nhiều tháng...

Mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát và có thể khắc phục được, nhưng nếu không có cácchính sách, biện pháp đúng đắn, kịp thời, tình hình của Vinashin có thể ảnh hưởngxấu đến các tổ chức tín dụng, các đơn vị được nhận chuyển giao, ngân sách Nhànước, sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế, việc làm và thu nhập của cán bộ, côngnhân Tập đoàn và nhiều hộ gia đình nông dân nơi có đất bị thu hồi; ảnh hưởngđến lòng tin của nhân dân đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triểndoanh nghiệp Nhà nước và mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước; tác động tiêu cựcđến ổn định chính trị-xã hội của đất nước.

2- Những hạn chế, yếu kém nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và kháchquan, song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, trước hết thuộc về trách nhiệmtrực tiếp của Hội đồng Quản trị và Ban Lãnh đạo Tập đoàn, trong đó có cá nhân Chủ tịchHội đồng Quản trị Tập đoàn và trách nhiệm của một số cơ quan quản lý Nhà nướccó liên quan ở Trung ương và địa phương; cụ thể và chủ yếu là:


Về nguyên nhân chủ quan:


- Trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên củaVinashin chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị một tập đoàn kinh tế lớn, đặc biệt làngười đứng đầu còn hạn chế về năng lực, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, tùy tiện,cá nhân, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật trong việcchấp hành các quy định của Nhà nước, quyết định của Thủ tướng Chính phủ khi chỉđạo các hoạt động đầu tư, dự án, vốn cho sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và bốtrí cán bộ.


Lãnh đạo Tập đoàn, trước hết là Hội đồng Quản trị và người đứng đầu với chức năngđại diện trực tiếp chủ sở hữu đã có nhiều khuyết điểm, sai lầm trong tổ chức,quản lý, điều hành, nhất là trong việc xác định lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,tổ chức quản lý các công ty con, công ty liên kết, tiến hành các hoạt động đầutư xây dựng, quản lý vốn, tài chính, vay và trả nợ; trong một thời gian ngắn đãmở rộng quá nhanh quy mô tập đoàn, nhất là mở ra rất nhiều công ty con, công tyliên kết; mở sang một số lĩnh vực không phải là những chuyên ngành phục vụ chonhiệm vụ chính của mình.


Tập đoàn đã chậm xây dựng Điều lệ hoạt động và các quy định quản lý tài chính khácnhư quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý đầu tư xây dựng, các định mức kinhtế kỹ thuật…


- Một số cơ quan tham mưu liên quan thuộc Chính phủ, một số địa phương và mộtsố cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát ở Trung ương có thiếu sót, khuyết điểm trongviệc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu Nhànước đối với Tập đoàn; chưa sát sao giám sát, kiểm tra chặt chẽ và đánh giá đúng,kịp thời về công tác tổ chức, cán bộ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,thực hiện định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn theo tinh thần Nghịquyết Trung ương 3 (khóa IX) và Kết luận số 45-KL/TW, ngày 10/4/2009 của Bộ Chínhtrị về việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế; đến nay vẫn chưa phê duyệt đượcĐiều lệ tổ chức, hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tậpđoàn Vinashin; từ năm 2006-2009 tuy đã qua 11 lần kiểm toán, kiểm tra, thanh tranhưng vẫn không phát hiện được đầy đủ, kết luận đúng tình hình và những yếu kém,khuyết điểm nghiêm trọng của Tập đoàn, chưa đưa ra được những biện pháp chấnchỉnh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả, mặc dù những biểu hiện về nhữngkhó khăn, khuyết điểm của Vinashin đã được cơ quan thông tin đại chúng và dưluận phản ánh, cảnh báo từ sớm và nhiều lần.


Về nguyên nhân khách quan:


- Mô hình tập đoàn còn đang trong giai đoạn thí điểm, chưa có sơ kết, tổng kết,đánh giá hiệu quả; thể chế, cơ chế còn thiếu hoặc chưa đồng bộ.


- Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới gần đây đã ảnh hưởng nặngnề đến phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, trong đó cóVinashin.


3- Để khắc phục có hiệu quả những khuyết điểm, sai phạm trên đây của Vinashin, BộChính trị giao:


3.1- Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì chỉ đạo: - Phát huy những kết quả đã đạtđược của Vinashin trong nhiều năm qua; tiếp tục khẳng định công nghiệp cơ khí chếtạo là ngành trọng điểm trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển là ngành mũi nhọn để phát triểnkinh tế hàng hải và thực hiện Chiến lược biển Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam đến năm 2020 và những năm tiếptheo.


Khẩn trương cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương3 (khóa IX) và Kết luận số 45-KL/TW, ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị về việcthí điểm mô hình tập đoàn kinh tế; chỉ tập trung vào ba lĩnh vực chính là côngnghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phụcvụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũcán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển.


Sớm ổn định tổ chức sản xuất, kinh doanh; từng bước củng cố uy tín thương hiệuTập đoàn Vinashin; cương quyết không để vỡ nợ, sụp đổ, gây tác động xấu đến sựphát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, mức độ tín nhiệm vay, trả nợ quốc tếvà môi trường đầu tư của đất nước.


- Khẩn trương đánh giá lại chính xác, khách quan, trung thực tình hình hoạtđộng của Công ty mẹ Tập đoàn, các công ty con, công ty liên kết, các dự án đầutư của Tập đoàn để có phương án sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp, theo hướng: chỉgiữ lại Tập đoàn Vinashin ba lĩnh vực chính nói trên; bán, chuyển nhượng,chuyển giao, cổ phần hóa các lĩnh vực còn lại cho các tổ chức kinh tế và cánhân khác có nhu cầu phù hợp pháp luật hiện hành, sớm thu hồi vốn để tập trungcho nhiệm vụ xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu biển và trả nợ.


Trong xử lý nợ và tăng vốn điều lệ của Tập đoàn, nhất là những khoản liên quanđến ngân sách Nhà nước, Chính phủ cần có phương án khả thi, phù hợp với các quyđịnh của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Trong quá trình giải quyết phảiđảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa các bên, không gây khó khăn, đổ vỡ cho cáctập đoàn, tổng công ty khác cũng như các tổ chức tín dụng. Chú ý hạn chế tối đathiệt hại và những ảnh hưởng tiêu cực về tư tưởng, tài sản và việc làm, thu nhậpcủa công nhân, lao động.


- Giao các cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh, kịp thời,khách quan những cá nhân vi phạm pháp luật theo đúng quy định của pháp luật.


- Thành lập Ban Chỉ đạo do ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướngthường trực Chính phủ làm Trưởng ban với thành phần gồm đại diện các bộ, ban, ngànhcó liên quan thuộc Chính phủ, một số cơ quan đảng gồm Văn phòng Trung ươngĐảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.


Giao Ban Chỉ đạo đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật trongviệc nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp xử lýđể sớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.


- Đồng thời, tiến hành tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá đúng thựctrạng tình hình hiện nay và công khai, minh bạch tình hình tài chính cũng nhưhoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nướckhác, trong đó chú ý kịp thời chấn chỉnh việc mở rộng đa ngành nhưng không liênquan đến ngành sản xuất chính của các đơn vị.


3.2- Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ giúpBộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo kiểm điểm những tổ chức và cá nhân có liên quanở Trung ương và địa phương có thiếu sót, khuyết điểm trong việc quản lý Nhà nướcđối với Tập đoàn Vinashin, việc thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ vàThủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và chức năngđại diện chủ sở hữu đối với Tập đoàn Vinashin; thành lập các đoàn kiểm tra cósự tham gia của một số bộ, ngành liên quan để kiểm tra, giám sát việc xử lý cáccá nhân sai phạm ở Tập đoàn Vinashin và các cơ quan, đơn vị phù hợp với quy địnhcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước.


3.3- Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chínhtrị-xã hội, các cấp Ủy đảng có liên quan ở Trung ương và địa phương có trách nhiệmphối hợp cùng các cơ quan của Chính phủ trong việc giám sát, thực hiện nhữngchính sách, biện pháp phù hợp theo chủ trương trên đây để giúp Tập đoàn Vinashinsớm vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh, lấy lại uy tín của thươnghiệu Vinashin và niềm tin vào sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu biểnViệt Nam, của các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp Nhà nước, góp phần quantrọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, trong đó có kinh tế biển.


4- Văn phòng Trung ương Đảng, các ban đảng Trung ương phối hợp với Ban cán sự đảngChính phủ, các bộ, ngành Trung ương theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiệnKết luận này; định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kết luận của Bộ Chính trị về Tập đoàn Vinashin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO