Kế hoạch 1341: Hướng dẫn tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 (Hình từ Internet)
Ngày 31/3/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch 1341/KH-BVHTTDL về tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Kế hoạch 1341: Hướng dẫn tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
theo đó, tại Kế hoạch 1341/KH-BVHTTDL năm 2025 thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quy định về thời gian, địa điểm và thành phần tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 như sau:
(1) Thời gian, địa điểm
- Thời gian: từ ngày 17/4/2025 đến ngày 20/4/2025.
- Địa điểm: Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
(2) Thành phần
- Đại biểu, khách mời
+ Lãnh đạo các bộ, ban, ngành: Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Vụ Văn hóa - Giáo dục, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội; Bộ Tài chính; Bộ Dân tộc và Tôn giáo…;
+ Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Đại biểu địa phương: đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đại diện Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố có đồng bào đang hoạt động hằng ngày và ký Quy chế phối hợp trong công tác chỉ đạo huy động đồng bào về tổ chức hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, lãnh đạo các cơ quan có liên quan có cộng đồng dân tộc được huy động trong khuôn khổ các hoạt động sự kiện và đại diện các dân tộc tham gia hoạt động;
+ Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Một số chuyên gia, nhà khoa học về văn hóa, du lịch;
+ Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình trung ương, Hà Nội và các địa phương.
- Lực lượng tham gia các hoạt động: Thành phần tham gia: khoảng hơn 300 người, 54 thành phần dân tộc của các tỉnh, thành phố:
+ Khoảng hơn 100 nghệ nhân, đồng bào các dân tộc của 16 nhóm đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: dân tộc Mường (Hòa Bình); dân tộc Thái, dân tộc Lào, dân tộc Khơ Mú (Sơn La); dân tộc Mông (Hà Giang); dân tộc Tày, dân tộc Nùng (Thái Nguyên); dân tộc Dao (Tp. Hà Nội); dân tộc Tà Ôi, dân tộc Cơ Tu (Tp. Huế); dân tộc Ba Na, dân tộc Gia Rai (Gia Lai); dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum); dân tộc Raglai (Ninh Thuận); dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk); dân tộc Khmer (Sóc Trăng).
+ Huy động thêm khoảng hơn 100 người: 25 đồng bào dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk); 20 đồng bào dân tộc Khmer (tỉnh Sóc Trăng); 30 đồng bào dân tộc Thổ (tỉnh Thanh Hóa); 20 đồng bào dân tộc Mường (tỉnh Hòa Bình); 10 đồng bào dân tộc Cơ Tu (huyện Phú Lộc, Tp. Huế).
- Đại diện 54 thành phần dân tộc của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (địa phương cử đại biểu các thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc 02 người theo danh mục đề xuất của Ban Tổ chức).
Lưu ý:
- Các hoạt động của Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam được tổ chức trang trọng, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết. Nội dung các hoạt động đặc sắc, hình thức thể hiện phong phú, đề cao vai trò chủ thể văn hóa tại “Ngôi nhà chung”, đảm bảo yếu tố bảo tồn, tôn vinh giá trị truyền thống dân tộc.
- Thực hiện tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trước, trong và sau Ngày hội; quảng bá rộng rãi về nội dung hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đảm bảo tổ chức thực hiện kế hoạch thành công.
Xem thêm tại Kế hoạch 1341/KH-BVHTTDL ban hành ngày 31/3/2025.