Hy vọng từ lớp truyền dạy thổ cẩm ở Đắk Glong

21/01/2011 09:54

Vậy là sau ba tháng miệt mài, lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm đầu tiên của bà con người Châu Mạ tại xã Quảng Khê, và một lớp dệt nâng cao của người M’nông ở xã Đắk Ha (Đắk Glong) đã kết thúc...

ADQuảng cáo

Vậy là sau ba tháng miệtmài, lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm đầu tiên của bà con người Châu Mạ tại xãQuảng Khê, và một lớp dệt nâng cao của người M’nông ở xã Đắk Ha (Đắk Glong) đãkết thúc. Không chỉ các nghệ nhân và 45 chị em được truyền dạy hỉ hả với việchoàn tất lớp học, mà chúng tôi, những người tổ chức lớp, cũng thấy dạt dào niềmvui.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Không ai phủ nhận nét độc đáo của nghềdệt thổ cẩm Tây Nguyên, nào là hoa văn hình con nhện, hoa, chim, bướm, câythông…, nào là màu sắc đỏ, đen, chàm, trắng… thật là sống động. Nhưng việc khôiphục và bảo tồn nghề thật sự không phải là chuyện dễ. Việc của các cơ quan chứcnăng là tổ chức các lớp truyền nghề, hết khóa cũng là hoàn thành chức năng vàchỉ tiêu. Thành tích báo cáo cuối năm sẽ là khôi phục được nghề truyền thốngthông qua việc mở hàng chục lớp dệt thổ cẩm… Chỉ vậy thôi ! Còn nghề có đượcbảo tồn thật hay không, bà con có sống được với nghề hay không, thì chưa có báocáo nào nêu lên được. Thế nên khi xã hay ngành nào vận động mở lớp nâng cao, bàcon bảo “Không học nữa đâu. Ngồi còng lưng dệt mấy ngày mới được một tấm vải,bán rẻ người ta cũng không mua. Học làm gì cho mất thời gian. Đi hái cà phêthuê còn nhiều tiền hơn” .

Đến những cơ sở dệt thổ cẩm được gọi làthành công, thấy họ chỉ đơn giản mua lại vải giá rẻ như cho của bà con rồi mangđi chế tác lại thành sản phẩm gì đó ở tận đâu đó, chứ không hề nghĩ tới việctạo thêm thu nhập phụ cho đời sống bà con lúc nông nhàn, kể cả các quỹ quốc tếmà tôi đã có dịp được tài trợ để bảo tồn văn hóa truyền thống. Thế nên khihuyện Đắk Glong nhất trívề việc sauchương trình khảo sát và đánh giá tiềm năng thị trường của nghề thủ công, là mởlớp truyền dạy nghề, sau truyền dạy nghề là làm sản phẩm mới, làm công tác bảotồn văn hóa đã khích lệ chúng tôi rất lớn. Huyện còn tổ chức cho một số nghệnhân và cán bộ xã đi tham quan nghề dệt của người Chăm ở Ninh Thuận, về chị nàocũng phấn khởi và tin rằng người Tây Nguyên cũng có thể làm được như ngườiChăm, miễn là có người tạo mẫu, hướng dẫn cắt may. Chị em phụ nữ nhóm tộc ngườiChâu Mạ ở xã Quảng Khê phấn khởi nhất, vì là xã trung tâm huyện, nên phải dànhưu tiên cho các vùng xa, do đó mà chưa từng được mở lớp dệt nào. Còn chị emM’nông xã Đắk Ha thì vừa được học nâng cao những loại hoa văn liên hoàn khó hơn,vừa được hướng dẫn làm sản phẩm mới, sao lại không thích chứ?

Và kết quả là cuối tháng 12-2010, chị emmừng năm mới bằng việc “trình” Ban tổ chức và lãnh đạo huyện trong ngày bế mạc6 mẫu áo váy thời trang nam nữ, 4 túi và 2 mặt gối từ sản phẩm dệt của chínhlớp học. Tính khả thi của dự án bây giờ ai cũng thấy rành rành. Vui hơn nữa lànhận được sự tán đồng hết lòng của một số trí thức (còn rất ít ỏi) người ChâuMạ, ở ngay tại Quảng Khê, để rồi việc thành lập một Hợp tác xã dệt thổ cẩm ởhuyện Đắk Glong, hoàn toàn của người dân tộc bản địa, đã là một sự thật bằngvăn bản hồ sơ đặt trên bàn các cơ quan chức năng.

Mọi việc chưa phải có thể ngay lập tứctiến hành, cũng phải có thời gian, có sự quan tâm của ngành Lao động – Thươngbinh Xã hội hoặc Phụ nữ, để chị em có được những lớp nâng cao tay nghề may, thìsản phẩm mới đáp ứng được thị hiếu của thị trường du lịch rất tiềm năng của ĐắkNông. Nhưng hy vọng thì đang tràn đầy. Sẽ không đơn thuần chỉ là khôi phục, làmsống lại một nghề truyền thống trong không gian văn hóa cồng chiêng đã trởthành “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, mà còn mở ra những khả năngvươn xa hơn cho thổ cẩm M’nông và Châu Mạ… niềm vui cứ lưu lại mãi là thế !

Xuân Tân Mão đang mở ra cho những ngườiyêu nghề dệt truyền thống Tây Nguyên, một hy vọng lấp lánh sáng.

 Bài, ảnh:Linh Nga Niê Kđăm

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hy vọng từ lớp truyền dạy thổ cẩm ở Đắk Glong
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO