Ngày 8-4 vừa qua, Ban Chỉ đạo VSATTP huyện Krông Nô đã tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2011 tại xã Nam Đà với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm”...
Ngày 8-4 vừa qua, Ban Chỉ đạo VSATTP huyện Krông Nô đã tổ chức lễ phátđộng “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2011 tại xãNam Đà với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm theo Luật An toànthực phẩm”. Với chủ đề này, ngành chức năng sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông,tăng cường công tác kiểm tra VSATTP… nhằm nâng cao về nhận thức, trách nhiệmcủa các cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng với phương châm “Cộng đồngtrách nhiệm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Theo số liệu thống kê củaTrung tâm y tế huyện Krông Nô, hiện toàn huyện có 309 cơ sở sản xuất, kinhdoanh thực phẩm, trong đó có 15 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, 70 cơ sởkinh doanh thực phẩm, 224 điểm dịch vụ ăn uống. Trong những năm gần đây, vấn đềvệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) được quan tâm, hàng năm Ban Chỉ đạo củahuyện đều tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinhan toàn thực phẩm”. Công tác kiểm tra của đoàn liên ngành ngày càng đạt hiệuquả cao, từ đó nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng đãđược nâng lên đáng kể, đặc biệt số lượng hàng kém chất lượng, hàng không rõnguồn gốc sản xuất trên thị trường đã giảm nhiều so với những năm trước.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình chấtlượng VSATTP vẫn còn khá phức tạp, đặc biệt là việc kinh doanh các mặt hàng ănuống tại các xã vùng sâu, vùng xa, vỉa hè, các hàng quà vặt ở các cổng trườnghọc… Nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, đảm bảoquyền lợi cho người tiêu dùng, trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, Đoànkiểm tra liên ngành vềVSATTP của huyệnvà các xã, thị trấn đã tổ chức 632 lượt kiểm tra về VSATTP, trong đó tuyến xã452 lượt, tuyến huyện 150 lượt. Qua công tác kiểm tra đoàn đã phát hiện và nhắcnhở 70 lượt cơ sở kinh doanh tạp hóa còn vi phạm như: bán một số mặt hàng quáhạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có mã số mã vạch và một sốcơ sở dịch vụ ăn uống chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện về VSATTP… Sau khi pháthiện những cơ sở có mặt hàng không đảm bảo, đoàn kiểm tra đã lập biên bản nhắcnhở đồng thời tiêu hủy tại chỗ những mặt hàng trên. Nhờ đẩy mạnh công tác kiểmtra về VSATTP, từ đó trong năm 2010 và quý I -2011 trên địa bàn huyện không cóvụ ngộ độc thực phẩm nào lớn xảy ra.
Bên cạnh đó, công tác đảm bảo VSATTPtrong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế cần khắc phục như: việcquản lí các cơ sở thực phẩm như quán ăn vỉa hè, đường phố hoạt động vào sángsớm và chiều tối; các lò mổ gia súc, gia cầm… hiện đang là vấn đề bức xúc, khóquản lí đối với ngành chức năng. Thực tế, trong năm 2010 có hơn 100 ca ngộ độcthực phẩm xảy ra riêng lẻ. Công tác kiểm tra và chế tài xử phạt còn nhiều vướngmắc, đa số các cơ sở thực phẩm tại địa phương chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ, hoạtđộng thời vụ nên khó kiểm soát… Các đoàn kiểm tra nếu phát hiện vi phạm cũngchỉ dừng lại ở biện pháp nhắc nhở, tuyên truyền tư vấn, hướng dẫn là chính, vìvậy chưa có tính răn đe mạnh đối với các trường hợp vi phạm.
Hải Lý