Xác định vai trò của giáo dục trong sự nghiệp đổi mới, trong những năm qua, ngành giáo dục huyện Chư Jút đã tập trung đầu tư mọi nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn; trong đó chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia...
Xácđịnh vai trò của giáo dục trong sự nghiệp đổi mới, trong những năm qua, ngànhgiáo dục huyện Chư Jút đã tập trung đầu tư mọi nguồn lực nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục trên địa bàn; trong đó chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống trườngđạt chuẩn quốc gia. Nhờ đó, đến nay toàn huyện đã xây dựng được 9 trường đạtchuẩn quốc gia, trong đó, có 5 trường tiểu học và 4 trường THCS.
Giờ học tin học của cô và trò Trường TNCS Nguyễn Tất Thành, xã Nam Dong(Chư Jút) |
Để triển khai một cách hiệu quả, ngay saukhi nhận được kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, ngành giáo dục huyện đãchủ động tham mưu với Huyện ủy Chư Jút đưa vào nghị quyết của Đảng bộ các địaphương trong huyện nhằm huy động cộng đồng trách nhiệm. Đồng thời, UBND huyệncũng đưa công tác xây dựng trường đạt chuẩn vào kế hoạch hoạt động của từngquý, từng năm. Nhờ đó, công tác triển khai xây dựng trường đạt chuẩn đã trởthành một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các đơn vị, địa phương trên địabàn ủng hộ. Cùng với các nguồn vốn đầu tư khác, địa phương luôn chú trọng đẩymạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Hàng năm, ngành Giáo dục huyện đã huy độngđược hàng trăm triệu đồng đóng góp của nhân dân để xây mới và tu sửa phòng học,làm sân trường, các công trình vệ sinh… Cùng với đó, ngành Giáo dục huyện đã cốgắng phát huy nội lực của mình để tạo những bước chuyển biến mạnh trong côngtác dạy và học. Công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thường xuyênđược quan tâm. Hàng năm, ngoài những giáo viên được cử đi học thì Ban giám hiệucác trường luôn tạo mọi điều kiện để những giáo viên khác được tham gia các lớphọc tập nâng cao trình độ ở trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, giáo viên đã kịp thờinắm bắt được những kỹ năng cần thiết, phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn của mình.Ngành Giáo dục huyện cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong trườnghọc nên hầu hết giáo viên ở các cấp đã biết cách sử dụng máy tính trong việcsoạn và giảng dạy bằng máy tính. Việc đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn như: dựgiờ, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, viết sáng kiến kinh nghiệm,làm đồ dùng dạy học…. luôn được các trường xem là một trong những cách thức đểnâng cao chất lượng giảng dạy hiệu quả. Đội ngũ giáo viên của huyện không ngừngđổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củahọc sinh. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục huyện cũng chú trọng nâng cao chất lượnggiáo dục đại trà và mũi nhọn; chỉ đạo các trường tiến hành phân loại đối tượnghọc sinh để có những biện pháp và hướng phụ đạo cũng như bồi dưỡng phù hợp. Nhờđó, tỷ lệ học sinh yếu, kém trên địa bàn huyện ngày càng giảm qua từng năm, tỷlệ học sinh giỏi ngày càng tăng ở tất cả các bậc học.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng Phòng Giáodục huyện Chư Jút cho biết: “Vấn đề khó khăn nhất trong công tác xây dựngtrường đạt chuẩn quốc gia ở Chư Jút nói riêng và các địa phương khác nói chunglà chất lượng học sinh và hệ thống cơ sở vật chất. Vấn đề về chất lượng họcsinh, ngành giáo dục huyện vẫn đang nỗ lực đẩy mạnh và ngày càng có nhiều đơnvị trường học có thể đáp ứng được điều kiện để được công nhận trường đạt chuẩnquốc gia. Tuy nhiên, vấn đề cơ sở vật chất thì vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.Mặc dù đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền chú trọng đầu tư, nhưng số lượngtrường học có cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn đạt chuẩn quốc gia vẫn cònrất khiêm tốn, đặc biệt là các xã còn gặp nhiều khó khăn như Đắk D’rông, ĐắkWil... Chính vì vậy, ngành cũng rất mong sự quan tâm hơn nữa của các cấp chínhquyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành, đoàn thể để địa phương cùngchung tay xây dựng một môi trường giáo dục chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu họctập của con em trên địa bàn”.
Bài, ảnh: NguyễnHiền