Hướng nghiệp, đào tạo nghề ở Gia Nghĩa: Cần có “cú hích”

01/11/2010 14:03

Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một trong những mục tiêu trọng tâm của thị xã Gia Nghĩa để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng lộ trình đô thị hóa theo định hướng chung của tỉnh đề ra...

ADQuảng cáo

Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệpsang phi nông nghiệp là một trong những mục tiêu trọng tâm của thị xã Gia Nghĩađể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng lộ trình đô thị hóa theo địnhhướng chung của tỉnh đề ra. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian qua, sự chuyểndịch này vẫn chưa thật sự rõ nét và còn thiếu tính chiến lược.

Theo thống kê, từ năm 2004 đến nay, dophải chuyển diện tích đất nông nghiệp để phục vụ các dự án phát triển đô thị,sản xuất công nghiệp… nên đã có 2.337 người trong độ tuổi lao động cần phảichuyển đổi nghề. Thế nhưng, qua khảo sát sơ bộ cho thấy, hiện chỉ có rất ít laođộng nói trên chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ hoặcđầu tư vào sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Một số hộ lấy tiền đền bù đầutư mua đất nơi khác để tiếp tục nghề nông hoặc tự chuyển đổi nghề như chạy xeôm, thợ hồ… Số đông lao động còn lại sau khi không còn tư liệu sản xuất hiệnvẫn đang thất nghiệp hoặc có công việc, nhưng chỉ mang tính thời vụ, tạm thời.Sau khi thu hồi đất, phần lớn dự án nào cũng có khoản tiền hỗ trợ để người laođộng chuyển nghề mới. Tuy nhiên, đa phần người dân đều dùng số tiền này để muasắm hoặc chi tiêu việc khác chứ không đầu tư học nghề. Cũng có một số lao độngđã theo học các lớp nghề như sửa chữa xe máy, điện tử, dệt thổ cẩm… nhưng khihọc xong vẫn không sống được với nghề vì nhu cầu “đầu ra” ở Gia Nghĩa chưanhiều. Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xãcho biết: “Thực chất, nhu cầu lao động công nghiệp ở thị xã không phải là thấp.Cùng với hàng loạt nhà máy thủy điện, khu công nghiệp được xây dựng đã và đangcó nhu cầu đào tạo công nhân khá lớn. Thế nhưng, khó khăn lớn nhất trong vấn đềđào tạo việc làm cho những lao động trong diện không còn đất sản xuất là phầnlớn họ đều ở độ tuổi từ 40 trở lên. Ở độ tuổi này, người lao động hoặc là tiếptục theo nghề cũ, tức là nghề nông hoặc chịu thất nghiệp, lấy tiền đền bù đểsinh sống chứ không có ý định đổi nghề, lại càng không có nhu cầu học nghề mới.Mặt khác, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho người lao động chủ yếudo các trường nghề, trung tâm đào tạo cấp tỉnh tự chiêu sinh, không thông quaPhòng Lao động - Thương binh, Xã hội nên thị xã rất khó nắm bắt nhu cầu cũngnhư tác động của nó đối với dân sinh. Từ đây dẫn đến thiếu tính định hướngtrong công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lao động địa phương…”.


Sau khi bàn giao đất phát triển đô thị, nhiều lao động chuyển sang nghềthợ hồ. Ảnh: P.K

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Ngoài những nguyên nhân trên thì nhìnchung tâm lý của phần đông lao động thị xã vẫn chưa thực sự sẵn sàng với việcchuyển đổi nghề nghiệp. Phường Nghĩa Thành được Trung ương chọn để thực hiệnthí điểm về công tác xuất khẩu lao động, nhưng đến nay, rất ít lao động ở đâycó nhu cầu đăng ký đi xuất khẩu lao động. Nhiều thanh niên ở thị xã hiện đangcó tâm lý hoặc là theo học các trường cao đẳng, đại học hoặc là chấp nhận thấtnghiệp chứ không muốn đi học nghề, tìm kiếm việc làm khác. Qua điều tra củaPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã, thì trên địa bàn hiện có 554 laođộng có nhu cầu đào tạo nghề. Đây là con số khá khiêm tốn so với nhu cầu đàotạo nghề thực tế của thị xã hiện nay.

Cũng theo ông Danh thì thị xã cần có một“cú hích” mới cho công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề bằng việc đẩy nhanh hơnnữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng dịch vụ, côngnghiệp. Thị xã cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có nhu cầu đào tạo, sử dụnglao động để có kế hoạch chiêu sinh cũng như cơ chế ưu tiên cho những lao độngđịa phương đang thiếu ngành nghề do tác động từ việc phát triển đô thị.Bên cạnh đó, việc thành lập các tổ sản xuất,hợp tác xã, làng nghề là cơ sở cần thiết để tạo đầu ra cho lao động sau đàotạo, kích thích lao động có hứng thú cũng như định hướng trong việc chọn nghề.Đây cũng là cơ sở để thị xã tiếp tục thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo,đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Hà An

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hướng nghiệp, đào tạo nghề ở Gia Nghĩa: Cần có “cú hích”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO