Hội thảo “Báo chí điều tra và lợi ích công”: Tạo hành lang pháp lý cho báo chí điều tra

08/02/2012 10:23

Ngày 7-2, Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED, thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hội thảo “Báo chí điều tra và lợi ích công”...

ADQuảng cáo

Ngày 7-2,Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED, thuộc Liên hiệp Các hội khoahọc và kỹ thuật Việt Nam)tổ chức hội thảo “Báo chí điều tra và lợi ích công”.

Theo khảosát của RED, gần 400 nhà báo, phóng viên cho rằng lĩnh vực hàng đầu mà họthường bị từ chối cung cấp thông tin là chống tiêu cực về tài chính, tiếp đó làcác lĩnh vực liên quan đến quản lý đất đai, hoạt động điều tra, truy tố, xétxử, công tác cán bộ...

Kết quảkhảo sát của RED cũng cho thấy nhóm cản trở nhà báo, phóng viên tác nghiệpnhiều nhất là cán bộ, nhân viên trong các cơ quan nhà nước, rồi mới đến doanhnghiệp, một số đối tượng xã hội như lưu manh, côn đồ, lâm tặc, buôn lậu.

ADQuảng cáo

Trong sốcác biện pháp thu thập thông tin của báo chí hiện nay có hình thức điều tradạng “giả trang” hay còn gọi là điều tra “nhập vai”. Tuy nhiên, RED dẫn đánhgiá của nhiều nhà báo nói biện pháp điều tra nhập vai là cách làm mạo hiểm, luôncó tính hai mặt: nếu thành công sẽ đưa nhà báo lên đỉnh vinh quang, nếu thấtbại có thể vùi sự nghiệp nhà báo xuống vực sâu, mà ranh giới pháp lý phân chiachúng không rõ ràng.

Theo RED,các vụ xử lý nhà báo điều tra gần đây cho thấy nhà báo không được loại trừtrách nhiệm cho các sai sót của mình, dù sai sót đó không lớn bằng các lợi íchcông mà bài báo của họ đem lại.

Trên thựctế, lợi ích công vẫn là một khái niệm chưa rõ ràng, chưa đồng bộ ở tất cả vănbản pháp luật cũng như cách áp dụng luật ở Việt Nam, trong khi nó đã là mộtphần không thể thiếu ở báo chí một số quốc gia. RED đề xuất khái niệm lợi íchcông cần được giải thích và luật hóa, từ đó có những miễn trừ cho nhà báo trongtrường hợp họ tác nghiệp vì lợi ích công.

Ông NguyễnVăn Hiếu (trưởng phòng pháp luật - chính sách, Cục Báo chí, Bộ Thông tin vàtruyền thông) đặt vấn đề về lâu dài nên chăng cần có văn bản quy định cụ thể,hướng dẫn quyền tác nghiệp của báo chí sẽ không bị cản trở trong mọi trường hợpkhi vụ việc ảnh hưởng đến lợi ích công, an ninh trật tự... Văn bản này cũng cầnquy định rõ ràng những trường hợp nào là ảnh hưởng đến lợi ích công, an ninh,trật tự... để làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức và bản thân các nhà báo thựchiện; đồng thời làm cơ sở để có các chế tài xử lý khi có vi phạm từ các bêntham gia.

V.D (Theo Tuoitre)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo “Báo chí điều tra và lợi ích công”: Tạo hành lang pháp lý cho báo chí điều tra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO