Ngày 6/4, tại TP.Hà Nội, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương và Ủy Ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác PCLB và TKCN năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013...
Ngày 6/4, tại TP.Hà Nội, Ban Chỉ đạoPhòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương và Ủy Ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn(TKCN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác PCLB và TKCN năm 2012, triểnkhai nhiệm vụ năm 2013; sơ kết 5 nămthực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm2020, giai đoạn 2008-2012.
Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại đầu cầu tỉnh Đắk Nông. |
Các đồng chí Cao Đức Phát, Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và PTNT, Trưởng Ban PCLB Trung ương; Trung tướng Trần QuangKhuê, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia TKCNđồng chủ trì hội nghị. Ở đầu cầu tỉnh Đắk Nông, đồng chí Lê Diễn, Phó Bí thưTỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành đã thamdự hội nghị.
Theo báo cáo tại hội nghị về côngtác PCLB năm 2012, ở nước ta với những diễn biến thời tiết, khí hậu có nhiềubất thường thì Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã dành sự ưu tiên cao cho công tác tubổ đê, kè, cống, hồ chứa, khu neo đậu tàu thuyền và chủ động khắc phục hậu quảdo thiên tai gây ra. Công tác di dân vùng thiên tai, trồng rừng phòng hộ đầunguồn, TKCN cũng được thực hiện kịp thời từ Trung ương đến địa phương. Nhiềuđịa phương tổ chức công tác trực ban, bố trí kịp thời kinh phí xây dựng, tu bổcông trình PCLB, chủ động đối phó với các tình huống phức tạp, nên đã giảmnhiều về thiệt hại tài sản, con người.
Tuy nhiên, công tác PCLB trong nămqua cũng còn tồn tại không ít khó khăn, bất cập về quá trình chỉ đạo. Cụ thểnhư công tác chuẩn bị đối phó khi có bão, áp thấp nhiệt đới ở không ít đơn vị,địa phương, nhất là nhiều huyện miền núi chưa tốt. Nhiều nơi, người dân vẫn cònchủ quan chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền. Việc khai thác, bảo vệ cáccông trình PCLB chưa được tốt, gây xuống cấp nhanh chóng…
Trong năm 2013, Ban Chỉ đạo PCLBTrung ương sẽ tập trung “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩntrương và hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính”. Để thực hiện được mụctiêu này, trước mắt phải cũng cố, kiện toàn bộ máy PCLB, TKCN từ Trung ương đếnđịa phương; tổ chức đánh giá chất lượng đê điều, hồ đập, xây dựng phương án bảovệ trước mùa lũ 2013; điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa để tham gia điềutiết lũ; rà soát, bổ sung phương tiện cứu hộ, cứ nạn tại các địa phương, vùngmiền kịp thời…
Hội nghị cũng đã nghe báo cáo sơ kết5 năm thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đếnnăm 2020, giai đoạn 2008-2012. Cụ thể, trong giai đoạn 2008-2012, do có sựchuyển biến tích cực của các cấp và nhân dân trong chủ động phòng ngừa thiêntai, nên thiệt hại về người đã giảm đáng kể. Số người chết, mất tích giai đoạn2008-2012 ở cả nước là 1.868 người, giảm 162 người so với 5 năm trước đó; sốngười bị thương là 2.972 người, giảm 607 người.
Trong 5 năm qua, việc thực hiệnchương trình này đã từng bước nâng cao hiệu quả lồng ghép công tác phòng tránhvà giảm nhẹ thiên tai với nhiệm vụ quốc phòng; nhiều công trình hạ tầng vềphòng chống giảm nhẹ thiên tai đã được quan tâm đầu tư và sớm phát huy hiệuquả; công tác dự báo khí tượng thủy văn, báo tin động đất, cảnh báo sóng thầnvà hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống giảm nhẹ thiên tai đạt nhiều kếtquả…
Ngoài những kết quả đạt được, trong5 năm qua, việc quán triệt, thực hiện chiến lược này ở nhiều nơi chỉ mới đếncấp tỉnh, còn các xã, huyện phòng, chống thiên tai vẫn theo cách truyền thống.Nhiều ngành, địa phương chưa lồng ghép tốt nội dung phòng, chống và giảm nhẹthiên tai với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội dẫn đến thiệt hại về vậtchất cho thiên tai có xu thế tăng theo từng năm... Vì vậy, thời gian tới, cácbộ, ngành trung ương, địa phương cần chủ động xây dựng chương trình lồng ghépchiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai với kế hoạch phát triển kinhtế-xã hội ở từng địa phương, đơn vị; ưu tiên bố trí vốn, sắp xếp ổn định dân cưvùng thường xuyên xảy ra thiên tai, hoặc có nguy cơ sạt lở cao; bố trí đầu tưphương tiện máy móc TKCN là cần thiết, trong thời gian tới…
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đãnghe Ủy Ban Quốc gia TKCN báo cáo kết quả TKCN năm 2012, phương hướng 2013; Trungtâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương báo cáo tình hình thời tiết, thủy vănnăm 2012, các tháng đầu năm 2013; nhận định sơ bộ mùa mưa, bão, lũ năm 2013 sẽcó nhiều diễn biến phức tạp, nhất là các khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên cần chủđộng phòng bão mạnh, lũ quét, sạt lở đất…
Kết luận hội nghị, đồng chí Cao ĐứcPhát đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác truyên truyền,nâng cao ý thức về phòng, chống lụt bão trong thời gian tới… Theo đồng chí, ngaytừ đầu năm 2013 đã có bão, vì vậy việc tăng cường công tác trực ban phải đượcthực hiện liên tục với phương châm dự phòng là chính. Mặt khác, công tác kiệntoàn bộ máy tổ chức; tăng cường kiểm tra công trình hồ đập thủy lợi, xử lý viphạm đê, kè; thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa; lồng ghép các giải phápgiảm nhẹ thiên tai vào chương trình phát triển kinh tế-xã hội cũng cần được cácbộ, ngành, địa phương có liên quan tích cực thực hiện…
Tin, ảnh:Công Tính