Ngày 16-7, tại thị xã Gia Nghĩa, Bộ Công thươngphối hợp với UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị ngành Công thương 14 tỉnh, thành phốDuyên Hải miền Trung-Tây Nguyên lần thứ III, năm 2010 để đánh giá kết quả thựchiện nhiệm vụ năm 2009, 6 tháng đầu năm và triển khai các giải pháp những thángcuối năm 2010. Đến dự hội nghị có ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương;Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cùng đại diện lãnh đạo, cán bộngành công thương 14 tỉnh, thành.
Quang cảnh hội nghị |
Theo đánhgiá chung của Bộ Công thương, trong năm 2009 mặc dù đang trong bối cảnh khủnghoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nhưng ngành công thương các tỉnh, khu vựcDuyên Hải miền Trung-Tây Nguyên đã có bước phát triển khá. Tổng giá trị sản xuấtcông nghiệp toàn vùng năm 2009 đạt 73,34 nghìn tỷ đồng, tăng 21,3% so với năm2008, trong đó công nghiệp quốc doanh: 25,65 nghìn tỷ đồng, công nghiệp ngoàiquốc doanh: 36,22 nghìn tỷ đồng và lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài: 11,45nghìn tỷ đồng. Tương tự, trong lĩnh vực bán lẻ cũng đạt tổng giá trị trên 152nghìn tỷ đồng, tăng 14,92% so với năm 2008. Về xuất nhập khẩu, kim ngạch xuấtkhẩu đạt 3,7 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2008, nhập khẩu đạt 3,7 tỷ USD, tăng81,48%... Trong 6 tháng đầu năm 2010, lĩnh vực công thương đã có những bướcphát triển ổn định, với nhiều ngành đạt khá. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất côngnghiệp toàn vùng ước đạt 42,64 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2009.Có 14/14 tỉnh, thành có giá trị sản xuất công nghiệp tăng, trong đó nhiều địaphương đạt cao như tỉnh Thừa Thiên Huế tăng 27,39%, Quảng <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam tăng 26,55%và Đắk Nông tăng 29,37%. Trong lĩnh vực thương mại, hàng hóa luân chuyển ổn định,không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hay có sự tăng giá đột biến. Tổng mức lưuchuyển hàng hóa ước đạt trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 59,49% so với cùng kỳ nămtrước... Tuy nhiên, việc phát triển trên lĩnh vực công thương trong năm 2009 và6 tháng đầu năm 2010 dù tăng trưởng khá, nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao.Nguyên nhân, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hệ thống khu, cụm công nghiệp chưa đượcđầu tư bài bản, tình trạng thiếu vốn, khó khăn trong giải phóng mặt bằng đã làmtăng chi phí sản xuất, kéo theo chất lượng tăng trưởng thấp. Vì vậy, trong 6tháng tiếp theo, các địa phương sẽ tập trung đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu; tiếptục cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút doanhnghiệp tham gia phát triển sản xuất. Các địa phương cần tăng cường hoạt độngxúc tiến thương mại, tạo liên kết vùng chặt chẽ trong phát triển sản xuất, tiêuthụ hàng hóa. Sau khi nghe các đại biểu cho ý kiến vềtriển khai hệ thống bán lẻ hàng hóa, phát triển các khu, cụm công nghiệp, thaymặt lãnh đạo Bộ Công thương, ông Lê Dương Quang đã biểu dương những nỗ lựctrong phát triển lĩnh vực công thương toàn vùng. Đồng thời, ông cũng đề nghịngành công thương các địa phương cần tăng cường khâu quản lý về mặt nhà nước,làm tốt công tác tham mưu, dự báo cho tỉnh để có hướng xử lý kịp thời những vướngmắc trong chỉ đạo điều hành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm… Riêng những vướng mắc vềcơ chế, chính sách trong công tác quản lý như phát triển lưới điện, chợ nôngthôn, các mặt hàng xăng dầu, gas thì Bộ sẽ trả lời cụ thể bằng văn bản. Tin, ảnh: Công Tính