Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 kết thúc thành công tốt đẹp

09/09/2012 15:14

Các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung “Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng” cùng 5 văn kiện kèm theo...

ADQuảng cáo

Các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyênbố chung “Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng” cùng 5 vănkiện kèm theo.

Ngày 9/9, tại thành phố Vladivostok, Liên bangNga, Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 đã tiếp tục hai phiên họp quan trọng vềan ninh lương thực, tăng trưởng sáng tạo,và tình hình kinh tế thế giới và ởchâu Á – Thái Bình Dương.


An ninh lương thực- Thách thức toàn cầu


Phiên họp về chủ đề an ninh lương thực và tăng trưởng sáng tạo do Tổng thốngNga V.Putin chủ trì. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Thủ tướng Nhật Bản,nước chủ nhà của Hội nghị Bộ trưởng an ninh lương thực APEC lần thứ nhất tổchức năm 2010, được mời phát biểu dẫn đề. Đây là lần đầu tiên vấn đề  anninh lương thực trở thành chủ đề chính của một phiên họp tại Hội nghị Cấp caoAPEC.


Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 đã thành côngtốt đẹp.


Tại phiên họp về an ninh lương thựcTổng thống V.Putin nêu rõ, hơn bao giờ hết, an ninh lương thực đang trở thànhmột thách thức lớn toàn cầu và với vai trò là diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầuở khu vực, APEC cần hành động mạnh mẽ.


Các nhà Lãnh đạo nhấn mạnh nhu cầu cấp bách gia tăng hợp tác trước thực trạnggia tăng dân số, trẻ em suy dinh dưỡng, sản xuất nông nghiệp chịu tác động sâurộng của biến đổi khí hậu cũng như quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa...Kể từ cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007 - 2008, giá lương thực tiếp tục luônở mức cao và dự báo sẽ biến động đến năm 2020. Hiện nay, vẫn còn khoảng 1 tỉngười dân trên thế giới nghèo đói, trong đó 60% là ở khu vực châu Á – Thái BìnhDương.

Do đó, Hội nghị đã nhất trí tiếp tụctriển khai tích cực các biện pháp hợp tác bảo đảm an ninh lương thực trên cơ sởcách tiếp cận đa ngành, trong đó coi trọng tăng đầu tư cho nông nghiệp, tăngsản lượng và năng suất sản xuất lương thực, hợp tác công – tư, áp dụng côngnghệ mới, quản lý bền vững hệ sinh thái biển, ngăn chặn đánh bắt cá bất hợppháp...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo


Các nhà Lãnh đạo cũng đề xuất thúc đẩy hợp tác bảo đảm an toàn thực phẩm, pháttriển các thị trường nông sản minh bạch và ổn định...

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịchnước Trương Tấn Sang nhấn mạnh nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực cần được gắn kếtchặt chẽ với chiến lược phát triển quốc gia tổng thể, quá trình tái cơ cấu kinhtế cũng như việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và nỗ lực ứng phó với biếnđổi khí hậu.


Chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam, Chủ tịch nước khẳng định phát triển nôngnghiệp và nông thôn chính là bước đột phá đầu tiên của công cuộc đổi mới vàhiện tiếp tục là biện pháp hữu hiệu giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, duytrì đà tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội.


Chủ tịch nước đề nghị các thành viên APEC đẩy mạnh hợp tác với các khuôn khổhợp tác ASEAN, ASEAN+3, ba bên và Nam - Nam nhằm hỗ trợ thiết thực các nướcđang phát triển trong bảo đảm an ninh lương thực.

Thúc đẩy thực hiện Chiến lược tăngtrưởng của APEC


Tại phiên họp về tình hình kinh tế thế giới và ở châu Á – Thái Bình Dương, cácnhà Lãnh đạo chia sẻ đánh giá về những thách thức đối với phục hồi kinh tế,nguy cơ suy giảm tăng trưởng, tác động sâu rộng của thị trường tài chính bất ổnvà nợ công cao ở châu Âu.


Theo đó, Hội nghị nhất trí thúc đẩy thực hiện Chiến lược tăng trưởng của APECđã được các Lãnh đạo thông qua năm 2010, đề cao chính sách ổn định tài khóa,ủng hộ và sẽ đóng góp hơn nữa đối với các nỗ lực quốc tế, nhất là các quyếtđịnh của Hội nghị Thượng đỉnh G-20 để tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cânbằng, tạo công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Trao đổi tại Hội nghị, Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang nêu rõ cần phải đổi mới lý thuyết và mô hình phát triển kinh tếcho phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học - công nghệ và những chuyển dịchnhanh chóng trong tương quan lực lượng kinh tế quốc tế.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị APEC chú trọng hơn việc hỗ trợ các nềnkinh tế thành viên tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đồng thờitiếp tục đóng góp thiết thực cho việc cải tổ cơ chế quản trị kinh tế - tàichính toàn cầu theo hướng công bằng, dân chủ và hiệu quả hơn, phát huy vai tròcủa các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 đã chínhthức bế mạc tại Trung tâm Hội nghị trên đảo Rút-xki, nơi mà không lâu nữa sẽđược khai trương thành Trường đại học Liên bang Viễn Đông hiện đại bậc nhất củanước Nga ở khu vực này.


Các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung “Liên kết để tăng trưởng, sáng tạođể thịnh vượng” cùng năm văn kiện kèm theo về tăng trưởng sáng tạo, an ninhnăng lượng, tự do hóa thương mại hàng hóa môi trường, hợp tác giáo dục, chốngtham nhũng và minh bạch hóa.


Tuyên bố và các văn kiện này khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của các nhà Lãnh đạoAPEC cam kết thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, nâng cao vị thế quốc tế củaDiễn đàn. Hội nghị đánh giá cao việc Liên bang Nga lần đầu tiên đăng cai và tổchức thành công các hoạt động APEC trong năm 2012 với nhiều đề xuất, sáng kiến,thể hiện rõ vai trò ngày càng quan trọng của nước Nga ở khu vực. Hội nghị cũngđánh giá cao những chuẩn bị tích cực của Indonesiacho việc đăng cai APEC năm 2013, và hoan nghênh Trung Quốc, Philippiies, Peruchính thức khẳng định đăng cai APEC từ năm 2014 đến năm 2016.

Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 đã thànhcông tốt đẹp, đánh dấu chặng đường hợp tác đầy sôi động và hiệu quả của Diễnđàn APEC. APEC ngày nay đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò là Diễn đànhợp tác và liên kết kinh tế hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Hướng tới tương lai, các thành viên đang nỗ lực để APEC ngày càng vững mạnh,liên kết chặt chẽ, vì hoà bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng ở khu vực.

V.D (Theo VOV)

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 kết thúc thành công tốt đẹp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO