Vào hồi 18 giờ 20 phút(giờ địa phương), tức 22 giờ 20 phút ngày 16-11-2010, tại thành phố Nairobi(Thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 Ủy ban liên chính phủ theo Công ước năm2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc của Việt Nam đã chính thứcđược công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong tâmthức người Việt, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Thánh Gióng, một trong “tứThánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đã trở thành biểu tượng mangtính đa diện, thể hiện phẩm chất và hành động của người anh hùng chống giặcngoại xâm, cầu sự yên bình, no ấm đến cho người dân. Theo đó, hàng năm, vào mùaXuân và đầu Hạ, ở nơi sinh ra Ngài, những nơi mà Ngài đã để lại dấu tích (theotruyền thuyết), người dân lại tổ chức Lễ hội với hình thức, nội dung được xemlà Lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam; trong đó đặc sắc nhất là Hội Gióng ởPhù Đổng và Hội Gióng ở Sóc Sơn (Hà Nội), luôn thu hút hàng ngàn lượt người dânđịa phương và du khách khắp nơi về dự..
HộiGióng Phù Đổng được tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âmlịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, nơi sinh ra người anh hùng huyềnthoại “Phù Đổng Thiên Vương“. Hội Gióng Phù Đổng có sức hấp dẫn trong việc hoàn thiệnnhân cách con người, dân gian từng ghi nhận bằng câu ca dao:Ai ơi mùng chín tháng tư /Không đi Hội gióng cũng hư mất người.
Để biểuđạt những ý tưởng và triết lý dân gian, Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn hếtsức phong phú và độc đáo. Đó là các ông “Hiệu“, hệ thống tướng lĩnh của ÔngGióng: “Phù Giá“,đội quân chính quy ; các “Cô Tướng“, tượng trưng các đạoquân xâm lược; Phường “Ải Lao“, trong đó có “Ông Hổ“,đội quân tổng hợp; “Làngáo đỏ“, đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“,đội dân binh v.v… Hội Gióngnhư là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theomột kịch bản đã được chuẩn hoá. Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chươngmục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. “ Rước khám đường“là trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân;“Rước Đống Đàm“ là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; “Rước Trận Soi Bia“ là mô phỏng cáchđiệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gẫy, ông Gióng phải dùng tređằng ngà,một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực cuả dân tộc. Với chiến thắnghuy hoàng của Ông Gióng, “Trận Soi Bia“ là chiếc bia soi muôn đời đối với những kẻ nào muốnnhòm ngó đất nước. Lại như lá cờ phướn màu đỏ mà trên đó cao viết chữ “Lệnh“tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ Lệnh của ông Hiệu Cờ (vai diễn tượngtrưng Ông Gióng)là biểu đạt một số quan điểm cơ bản của phép luỵện quân cùng phương pháp tácchiến để giành thắng lợi. Đó là “Quân lệnh phải nghiêm minh“ “Binh pháp phảimưu lược sáng tạo“ (Múa cờ thuận và múa cờ nghịch). Còn như phù giá ngoại (độihình có tới 120 người ) là những vai diễn đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ cóhình quả dưa, trên có đính chín con rồng nhỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo mộttúi “bán nguyệt “ có hình nửa vầng trăng, tượng trưng cho Trời, tay cầm chiếcquạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc xòe theo khẩu lệnh của ác ông “Xướng“ và“Xuất“, tượng trưng cho một loại vũ khí có ức biến ảo khôn lường. Tất cả hoàquyện trong vai diễn Phù Giá làm nổi rõ sức mạnh vô địch khi người chiến binhđược thấm nhuần hào khí thiêng của đất trời quê hương và đựơc trang bịthích hợp.Tronglễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tứng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâmlược nhà Ân. Chọn phái đẹp đóng vai tướng giặc. Còn các màn rước lễ “Kéntướng“, “Kén Phù Giá“, và màn diễn “Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân“, có thểsuy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống v.v …
Dâng hoa tre. Ảnh: Tư liệu |
Theotruyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơnlà nơi dừng chân cuối cùng trước khiThánh Gióng về trời, nên hàng năm, trong 3 ngày 5,6 và 7 tháng Giêng âmlịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích thờ Thánh Gióng –Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra với đầy đủ các nghi lễtruyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đềnThượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Trướcngày hội diễn ra, ngườidân của bảy thôn đại diện cho bảy xã trong vùng chuẩn bị lễ vậttrong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5đó là lễ Mộc Dục để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bịchu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộcsống ấm no, hạnh phúc. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương,đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng; ngoài ra, còn cónhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù… Ngày chínhhội là mùng 7, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Nghi lễ chủ yếu trong ngày này là dâng hoa treở đền Thượng(thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dàikhoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễdâng, hoatre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặcđược thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Góngdùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ânlà Thạch Linh (đá thành tinh)…
Mặc dùcó các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng:"Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡngdân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".
T.H (biên soạn)