Hoàn thiện hệ thống giao thông: Động lực để phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên

15/11/2010 22:10

Tây Nguyên được xem là một trong những vùng kinh tế động lực cả nước. Vì vậy, việc quy hoạch, xây dựng và nâng cấp những tuyến đường nối Tây Nguyên với đồng bằng đã được Chính phủ và chính quyền các địa phương hết sức quan tâm...

ADQuảng cáo

Tây Nguyênđược xem là một trong những vùng kinh tế động lực cả nước. Vì vậy, việc quyhoạch, xây dựng và nâng cấp những tuyến đường nối Tây Nguyên với đồng bằng đãđược Chính phủ và chính quyền các địa phương hết sức quan tâm.


Thi công đường giao thông Tỉnh lộ 4 đoạn qua xã Nâm N’đir (Krông Nô).  Ảnh: Phạm Khánh

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Giao thông Tây Nguyên liên kết với cáctỉnh đồng bằng qua hai phương thức vận tải chính đó là đường không và đường bộ,trong đó vận tải đường bộ đóng vai trò chủ chốt. Hệ thống đường giao thông ởTây Nguyên có tổng chiều dài hơn 11.430 km bao gồm cả quốc lộ, tỉnh lộ và đườnggiao thông nông thôn. Theo đánh giá của Bộ Giao thông-Vận tải, mạng lưới giaothông đường bộ ở Tây Nguyên được phân bố khá hợp lý, tạo sự thuận lợi cho việcgiao thương giữa các tỉnh trong vùng, các cửa khẩu quốc tế cũng như các cảngbiển quan trọng ở đồng bằng duyên hải miền Trung Nam Bộ. Tuy nhiên, để đáp ứngnhu cầu phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, giao thông ở khu vực Tây Nguyêncần được đầu tư nâng cấp đồng bộ hơn, nhằm tạo động lực cho vùng kinh tế trọngđiểm này phát triển ổn định, bền vững tương xứng với những tiềm năng và thếmạnh của mình. Chính vì vậy, năm 2001, Chính phủ đã có chủ trương quy hoạch đầutư xây dựng đồng bộ cho hệ thống giao thông Tây Nguyên. Giai đoạn 2002-2004,nhiều tuyến đường huyết mạch nối Tây Nguyên với các cảng biển và đô thị lớn nhưcác tuyến: Quốc lộ 14, 26, 20 và 19 đã được nâng cấp và mở rộng đồng loạt phụcvụ giao thương thuận lợi giữa vùng với hành lang Bắc – Nam, với các tỉnh thànhmiền Trung và Nam bộ. Bắt đầu từ 2005, nhiều tuyến đường quan trọng khác nhưQuốc lộ 28 từ Gia Nghĩa (Đắk Nông) đi Di Linh (Lâm Đồng) đến Phan Thiết (BìnhThuận); QL 27 Buôn Ma Thuột – Lâm Đồng – Ninh Thuận và một số đoạn xung yếutrên QL 24 nối Kon Tum – Quảng Ngãi đến cảng nước sâu Dung Quất cũng đã đượcxây dựng nâng cấp. Đặc biệt là tuyến đường 14B và 14C đi các tỉnh Tây Nguyên,trong đó có đoạn Đắk Rông – Ngọc Hồi – Tân Cảnh – Kon Tum đến ngã ba Đông Dươngnơi có cửa khẩu quốc tế Bờ Y được đầu tư xây dựng với quy mô hai làn xe hoànthành vào năm 2007, đã mở ra hành lang giao thông rộng lớn cho cả khu vực BắcTây Nguyên. Từ đó, rút ngắn khoảng cách giữa vùng đất này với các tỉnh miềnTrung theo QL 40 xuôi về cảng biển Kỳ Hà – Tiên Sa (Đà Nẵng). Đồng thời mở rộngcánh cửa giao thương của Tây Nguyên với các tỉnh bạn nam Lào và đông bắc TháiLan. Ngoài ra, trong năm 2010, trên tuyến QL 14 nhiều đoạn đi qua các tỉnh GiaLai, Đắk Nông đã được khởi công xây dựng với quy mô từ hai làn xe trở lên nốiliền với các tỉnh Đông Nam bộ…

Có thể nói, trong thời gian qua, mạnglưới giao thông đường bộ ở Tây Nguyên đã có những bước cải thiện đáng kể, nhấtlà 10 tuyến đường Quốc gia đã được Nhà nước đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng từcác nguồn vốn như trái phiếu Chính phủ, ODA, BOT… tạo nên sức bật để Tây Nguyênphát triển. Con số mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra cho thấy, năm 2001, trong số1.920 km quốc lộ gồm 10 tuyến trên địa bàn Tây Nguyên chỉ có hơn 460 km, cònkhá tốt chiếm khoảng 41%; gần 1.500 km còn lại từ trung bình cho đến xấu thìđến năm 2010, tỷ lệ này đã thay đổi ngược lại, hơn 1.500 km, chiếm 82% đảm bảotiêu chuẩn cũng như thông số kỹ thuật vận tải yêu cầu, còn lại khoảng 400 kmđang trong giai đoạn lập dự án đầu tư hoặc đang đầu tư xây dựng giai đoạn 2 từnay cho đến hết năm 2010. Bên cạnh đó, các tuyến tỉnh lộ với chiều dài 1.516kmđược phân bố hợp lý trên toàn vùng cũng đã được nhựa hóa trên 90%, đảm bảo phụcvụ giao thông vận tải thông suốt trong 2 mùa; đáp ứng nhu cầu phát triển kinhtế – xã hội trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Văn Thành

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hoàn thiện hệ thống giao thông: Động lực để phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO