Mẹo vặt

Hóa vàng Tết Ất Tỵ 2025, lễ cúng tiễn ông bà (Cúng đưa ông bà) ngày nào chuẩn?

Văn Khoa 14/01/2025 16:35

Người ta quan niệm, sau khi đón các cụ về ăn Tết từ hôm 30 Tết, đến ngày mùng 3 trở đi, con cháu lại làm lễ đưa các cụ về âm cảnh. Lễ cúng hóa vàng còn gọi là lễ tạ năm mới hay tục “đưa ông bà ông vải”, tiễn ông bà.

Lễ cúng tiễn ông bà (cúng đưa ông bà) ngày nào chuẩn trong năm 2025?

Tết Ất Tỵ 2025, lễ cúng tiễn ông bà (Cúng đứa ông bà) ngày nào chuẩn
Tết Ất Tỵ 2025, lễ cúng tiễn ông bà (Cúng đứa ông bà) ngày nào chuẩn

Ngày đẹp để tiến hành hóa vàng Tết Ất Tỵ 2025

Theo chuyên gia phong thủy, nghi lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào cụ thể.

Gia chủ có thể tự lựa chọn và tiến hành vào một ngày mà mình thấy phù hợp trong khoảng từ ngày mùng 3 Tết đến ngày mùng 7 Tết. Đa số các gia đình hay chọn ngày mùng 3 hoặc mùng 4 Tết để hóa vàng.

Giờ đẹp để tiến hành hòa vàng Tết Ất Tỵ 2025

Để lễ hóa vàng trong dịp Tết diễn ra suôn sẻ và mang lại nhiều may mắn, việc lựa chọn giờ tốt là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những khung giờ tốt cho lễ hóa vàng năm 2025 – Tết Ất Tỵ:

Mùng 3 Tết: Giờ Tân Mão (5h – 7h), Giờ Giáp Ngọ (11h – 13h), Giờ Bính Thân (15h – 17h), Giờ Đinh Dậu (17h – 19h).

Mùng 4 Tết: Giờ Mão (5h – 7h), Giờ Ngọ (11h – 13h), Giờ Thân (15h – 17h), Giờ Dậu (17h – 19h).

Mùng 5 Tết: Giờ Mão (5h – 7h), Giờ Tỵ (9h – 11h), Giờ Thân (15h – 17h), Giờ Tuất (19h – 21h).

Mùng 7 Tết: Giờ Dần (3h – 5h), Giờ Thìn (7h – 9h), Giờ Tỵ (9h – 11h), Giờ Thân (15h – 17h), Giờ Dậu (17h – 19h), Giờ Hợi (21h – 23h).

Hướng dẫn cách hóa vàng ngày Tết chuẩn nhất

HƯỚNG DẪN THẮP HƯƠNG HÓA VÀNG ĐÚNG CÁCH - Sứ Vạn Niên
Hướng dẫn cách hóa vàng ngày Tết chuẩn nhất

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị mâm cúng, gia chủ sẽ thắp hương và thực hiện lễ khấn để tiễn tổ tiên. Khi hương cháy hết, gia chủ sẽ chắp tay và vái ba vái xin phép được thực hiện nghi lễ hóa vàng mã.

Khi hạ lễ, gia chủ nên thực hiện việc hạ lễ thần linh trước, sau đó mới tới tổ tiên. Nơi tiến hành hóa vàng cần phải sạch sẽ và thoáng mát, tránh sự xô bồ, vội vã. Lễ vật cũng cần được hóa riêng biệt, không được gộp chung một cách tùy tiện.

Đối với việc đốt vàng mã, thần linh được đốt trước, tổ tiên sẽ được đốt sau. Phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm được đốt cuối cùng.

Sau khi tiền vàng và sớ trạng đã cháy hết, gia chủ nên vẩy thêm một ít rượu. Theo truyền thống, hành động này giúp các cụ nhận được đồ lễ mà con cháu dâng lên.

Mâm cỗ cúng hóa vàng có thể được gia đình cùng nhau sử dụng sau khi lễ xong.

Ngày nay, việc đốt vàng mã trong lễ hóa vàng được khuyến cáo nên hạn chế để tránh lãng phí, bảo vệ môi trường và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.

Điều quan trọng nhất là bàn thờ luôn cần có hương khói trong suốt ba ngày Tết, và các nghi thức khấn cúng cần được thực hiện với tấm lòng thành kính của gia chủ.

Những điều cần chú ý khi tiến hành lễ cúng tiễn ông bà Tết Ất Tỵ 2025

Hóa vàng ngày Tết là gì? Khung giờ đẹp hóa vàng ngày Tết
Những điều cần chú ý khi tiến hành lễ cúng tiễn ông bà Tết Ất Tỵ 2025

Lựa chọn ngày giờ thích hợp: Bên cạnh việc tham khảo các giờ tốt, gia chủ cũng nên chọn những ngày có thời tiết thuận lợi để tiến hành lễ hóa vàng, giúp nghi thức được trọn vẹn.

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật: Đảm bảo mâm lễ được chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết như vàng mã, hoa quả, hương, nến và các đồ vật khác để thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên.

Thực hiện nghi lễ với lòng thành kính: Trong suốt quá trình làm lễ, gia chủ nên giữ thái độ thành tâm, cầu nguyện và thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên.

Dọn dẹp sau lễ: Sau khi hoàn tất lễ hóa vàng, cần dọn dẹp sạch sẽ khu vực thực hiện nghi lễ để đảm bảo vệ sinh môi trường và giữ không gian sạch sẽ, tôn nghiêm.

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Hóa vàng Tết Ất Tỵ 2025, lễ cúng tiễn ông bà (Cúng đưa ông bà) ngày nào chuẩn?
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO