1 Hoa ngọc thảo là gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa hoa ngọc thảo
Hoa ngọc thảo còn được gọi là hoa mai địa thảo, hoa chân nến,... tên khoa học của nó là Impatiens walleriana, thuộc họ bóng nước. Hoa ngọc thảo có nguồn gốc từ Đông Phi, tuy nhiên lại phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam, cho nên được trồng khắp nơi từ phố xá đến trong chậu, lối đi, sân vườn,...Hoa mai thảo có ý nghĩa trong cuộc sống là mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian làm việc, quán cafe, nhà hàng, gia đình,...Hoa ngọc thảo mang lại tinh thần thoải mái, vui tươi, lạc quan cho gia chủ. Ngoài ra hoa ngọc thảo còn mang khá nhiều màu sắc, mỗi màu sắc lại mang một nét đẹp riêng, tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, hoa ngọc thảo còn có thể làm quà tặng.Đặc biệt, hoa ngọc thảo còn mang ý nghĩa phong thủy vô cùng may mắn, tốt đẹp, mỗi màu hoa sẽ là một ý nghĩa riêng biệt:- Hoa ngọc thảo trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng.
- Hoa ngọc thảo đỏ thể hiện cho niềm đam mê, tài lộc.
- Hoa ngọc thảo vàng cam đại diện cho một sinh khí mới.
- Hoa ngọc thảo tím mang đến sự may mắn.
- Hoa ngọc thảo vàng mang đến không khí ấm cúng, vui tươi…
Đặc điểm, phân loại hoa ngọc thảo
Chiều cao trung bình của hoa ngọc thảo là khoảng 16cm-65 cm, thuộc cây thân thảo nên có nhiều nước, màu xám xanh, nhánh xum xuê đâm ra nhiều hướng. Rễ dạng chùm, lá có kích thước to rộng 4cm, dài 13cm, màu xanh đậm và có răng cưa.Lá có dạng hình mũi mác đầu nhọn, gân màu xanh nhạt tựa lông chim. Hoa ngọc thảo có nhiều màu sắc như đỏ, tím, vàng, trắng, hồng,... hoa thường có 5 cánh, xếp đan xen, hoa ngọc thảo có dạng hình nửa cầu kết hợp hình tròn, dễ tách vỏ quả.Hoa ngọc thảo sẽ ra hoa khi trồng được 60-65 ngày. Hoa ngọc thảo không sống trong nắng nóng được, nhiệt độ phù hợp trồng hoa ngọc thảo là khoảng 25-31 độ C, nên đảm bảo đủ ẩm khi trồng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn.Hoa ngọc thảo có thể chia làm 3 loại: Hoa đơn, hoa kép, hoa bán kép.2 Tác dụng của hoa ngọc thảo
Tác dụng trang trí
Hoa ngọc thảo được ưa chuộng trồng để trang trí, màu sắc hài hòa cho nên dễ trang trí ở bất kỳ nơi đâu, bạn có thể trưng bày trong phòng khách, sảnh nhà, góc vườn, ban công, hành lang.Ngoài ra, hoa ngọc thảo còn được trồng ở công viên, hàng quán, khách sạn để tăng thêm vẻ đẹp cho khuôn viên, vừa giúp trang trí vừa mang lại không khí trong lành, giúp thư giãn mỗi khi ngắm nhìn.Tác dụng phong thủy
Hoa ngọc thảo mang ý nghĩa may mắn, tài lộc, tươi đẹp trong cuộc sống, hoa mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy mạnh mẽ nên có khả năng khiến con người vực dậy, mạnh mẽ hơn, đánh thức được niềm tin để vượt qua thử thách, ngoài ra với màu hoa tươi sáng, hoa ngọc thảo còn mang đến những điều sáng lạng, rạng ngời cho tương lai phía trước.3 Cách trồng và chăm sóc hoa ngọc thảo
Cách trồng hoa ngọc thảo tại nhà
Trồng bằng hạtCách chăm sóc hoa ngọc thảo
Tưới nước- Nếu hôm nào trời nắng nhiều thì nên tưới 2 lần/ngày lúc sáng sớm và chiều tối, nếu nắng nhẹ nên tưới 1 lần/ngày, khi thời tiết mưa nhiều thì cách 3-4 ngày mới nên tưới 1 lần.
- Mùa đông thì cách 2-3 tuần tưới cây 1 lần, nên tưới bằng bình xịt hoặc ô doa, chỉ tưới quanh bồn cây, không tưới trực tiếp vào gốc để tránh hoa bị dập hoặc thối thân.
- Khi trồng được 15-20 ngày thì nên tiến hành bón phân trùn quế cho cây, mỗi 2 tuần thì bạn nên bón phân 1 lần để cây hấp thụ được chất dinh dưỡng, không nên bón phân vào lúc trưa nắng điều này dễ làm chết cây.
- Cần quan sát cây để kịp thời phát hiện ra sâu bệnh, ngọc thảo dễ bị thối thân vào trời mưa, dấu hiệu nặng nhất là đốm đen trên thân, bạn nên nhổ bỏ cây để tránh lây lan cho những cây khác. Lưu ý đặt cây nơi khô thoáng để hạn chế sâu bệnh hại.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa ngọc thảo
Mùa đông cây hay bị rụng hết lá, bạn nên tiến hành cắt tỉa cây, sau đó di chuyển cây qua chỗ râm để cây cho hoa, lá đẹp hơn.Không nên tưới nhiều nước cho cây, cây sẽ dễ ngập úng, cần chú ý quan sát để sớm phát hiện bệnh, nếu cây có dấu hiệu héo, khô, sâu ăn lá,... thì cần cắt tỉa ngay, thường xuyên cắt tỉa lá cành để cây thoáng và phát triển tốt hơn.4 8 hình ảnh đẹp về hoa ngọc thảo
Mua sáp thơm, xịt phòng tại Báo Đắk Nông nhé: