Thực hiệnThông tư số 17/2009/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiệnchương trình giáo dục mầm non mới (GDMNM), trong năm học 2009-2010, toàn tỉnh đãtiến hành áp dụng chương trình GDMNM giai đoạn I cho 22/85 trường mầm non với201 nhóm lớp. Trong đó, nhà trẻ có 14 nhóm, mẫu giáo bé: 38 lớp, mẫu giáo nhỡ:51 lớp và mẫu giáo lớn: 98 lớp. Toàn tỉnh có 5.432 trẻ được học chương trìnhGDMNM, trong đó trẻ 5 tuổi được tiếp cận chương trình là 2.582 em.
Học sinh Trường Mầm non Hoa Bưởi (Gia Nghĩa) |
Kết quả thực hiện chương trình GDMNMtrong năm qua cho thấy việc thực hiện chương trình dù chỉ mới trong thời gianngắn nhưng đã bước đầu có tác dụng toàn diện không chỉ ở việc nâng cao trình độcho đội ngũ giáo viên mà hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng đã được cảithiện và hoàn chỉnh đáng kể. Đặc biệt, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đượcnâng lên rõ rệt. Cụ thể, về lĩnh vực phát triển thể chất, có 85% số trẻ biết đượclợi ích của việc tập luyện vận động đối với sự phát triển của cơ thể và bảo vệsức khỏe cho bản thân. Các em hình thành được kỹ năng nhận biết và tránh nhữngnơi nguy hiểm; biết phối hợp vận động với những trẻ khác và hào hứng tham giavào các hoạt động thể lực; biết làm một số công việc để tự phục vụ cho bảnthân. Về phát triển nhận thức, có trên 90% số trẻ thích khám phá, tìm tòi các sựvật, hiện tượng xung quanh; có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán,chú ý và ghi nhớ có chủ định. Trẻ hình thành được khả năng phát hiện và giảiquyết vấn đề một cách đơn giản và có khả năng diễn đạt bằng các cách khác nhaunhư: bằng hành động, lời nói, hình ảnh… Đặc biệt, trẻ có những hiểu biết ban đầuvề con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toánhọc. Về phát triển ngôn ngữ, có trên 87% trẻ có khả năng lắng nghe, hiểu vàtruyền đạt thông tin bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, ký hiệu, nét mặt…Các em cũng có khả năng diễn đạt mạch lạc và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sốnghàng ngày, biết sử dụng một số ngôn từ nghệ thuật trong giao tiếp. Nhiều em cómột số biểu hiện ban đầu về khả năng đọc và viết. Về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ,có 89% số trẻ có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trongcác tác phẩm nghệ thuật; có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt độngâm nhạc, tạo hình và rất hứng thú trong việc tham gia các hoạt động nghệ thuật.Cũng qua điều tra, có 87% số trẻ có khả năng cảm nhận và biểu lộ các trạng tháicảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và những hiện tượng gần gũi xung quanh.Nhiều em có những phẩm chất cá nhân như mạnh dạn, tự tin, tự lực, có một số kỹnăng sống biết tôn trọng, hợp tác, thân thiện, đồng cảm với mọi người, biết thựchiện các quy tắc, quy định đơn giản trong cuộc sống.
Theo bà Đào Thị Phúc, Trưởng phòng Giáo dụcMầm non-Sở Giáo dục và Đào tạo thì việc thực hiện chương trình GDMNM trong giaiđoạn I đã thành công và mang lại những hiệu quả đáng kể về mọi mặt. Tuy nhiên,việc hướng đến hoàn thành mục tiêu áp dụng chương trình GDMNM trong toàn tỉnhnhư Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra là tương đối khó khăn đối với tỉnh ta. Mộttrong những yếu tố đóng vai trò quan trọng để thực hiện thành công việc ứng dụngchương trình này là các trường học phải có hệ thống cơ sở vật chất và trang thiếtbị dạy học đầy đủ. Tuy nhiên, số lượng các trường mầm non ở tỉnh ta tập trung ởcác vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tương đối lớn, nên rất khó khăntrong việc hoàn thiện mạng lưới cơ sở vật chất và trang thiết bị. Chính vì vậy,hiện nay, bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong việcáp dụng chương trình nuôi, dạy trẻ mới, ngành giáo dục sẽ tiến hành lựa chọn vàáp dụng chương trình đối với những trường có điều kiện thuận lợi trước. Đối vớinhững trường khó khăn, ngành giáo dục sẽ vẫn áp dụng chương trình cải cách và dầnđầu tư để từng bước đảm bảo được các điều kiện cho việc áp dụng chương trìnhGDMNM một cách hiệu quả và bền vững.
Bài, ảnh: Nguyễn Hiền