Theo ông Phạm Văn Bộ, chủ Doanh nghiệp tư nhân Thanh Mai (huyện Đắk Song), sau những mô hình được tổ chức trên địa bàn như tại gia đình ông Nguyễn Văn Đĩnh ở thôn 8, xã Nam Bình; gia đình ông Nguyễn Minh Khiêm ở thôn 8, xã Thuận Hà...
Theoông Phạm Văn Bộ, chủ Doanh nghiệp tư nhân Thanh Mai (huyện Đắk Song), sau nhữngmô hình được tổ chức trên địa bàn như tại gia đình ông Nguyễn Văn Đĩnh ở thôn8, xã Nam Bình; gia đình ông Nguyễn Minh Khiêm ở thôn 8, xã Thuận Hà… thì hiệntại, đơn vị đang đầu tư cho khoảng 40 hộ dân trên địa bàn nuôi giống “gà đồi YênThế” (giống gà địa phương của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) theo hình thức hỗtrợ 50% tiền mua giống, mua thức ăn, tiền thuốc cho đến khi xuất chuồng cũngnhư nhận bao tiêu sản phẩm. Theo đó, mỗi tháng, doanh nghiệp cung cấp cho nôngdân từ 40.000-50.000 con gà giống. Ngoài số gà giống ký hợp đồng mua từ cáctrại giống ở ngoài Bắc Giang vào thì với 2.000 con gà đẻ hiện có, doanh nghiệpcũng cung ứng trên 50% nhu cầu gà giống cho người dân. Giống “gà đồi Yên Thế”từ khi đưa vào nuôi tại huyện Đắk Song, được người dân địa phương chấp nhận,nhân rộng. Đến nay, “thương hiệu” của “gà đồi Yên Thế” đã vượt khỏi địa bàn vàphát triển mạnh ở các tỉnh lân cận. Có nhiều trại gà ở huyện Ea Kar, TP.Buôn MaThuột (Đắk Lắk) hay ở tỉnh Bình Phước… đã có số lượng đàn đông đến 10.000 con.Chính vì vậy, doanh nghiệp đã mạnh dạn mở rộng và hỗ trợ tối đa cho các hộ nuôigà trong tỉnh. Nếu nhẩm tính đơn giản, ngoài tiền mua con giống hiện nay khoảng15.000 đồng/con, cộng thêm chi phí chăm sóc, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, chuồngtrại… thì sau 2,5 tháng, hết khoảng 70.000 đồng/kg gà thịt. Trong khi đó, doanhnghiệp mua vào với giá từ 60.000-70.000 đồng/kg, nên trừ chi phí thì người chănnuôi cũng có lãi trên dưới 50.000 đồng/con. Sở dĩ doanh nghiệp khống chế đàn gàtrước khi xuất chuồng chỉ đạt trọng lượng 1,7 kg trong thời gian nuôi 2,5 thánglà vì hiện tại nhu cầu thị trường thích sản phẩm gà thịt như vậy cho phù hợpvới bữa ăn của mỗi gia đình. Mặc khác, khi rút ngắn thời gian nuôi sẽ có lợinhiều mặt cho người chăn nuôi như: giảm được tiêu tốn thức ăn, thuốc phòngbệnh, công chăm sóc, nhưng vẫn vừa đủ có lợi nhuận.
Mô hình nuôi “Gà đồi Yên Thế” của gia đình ông Đĩnh |
Qua tìm hiểu được biết, hiện nay, mỗingày, Doanh nghiệp tư nhân Thanh Mai xuất bán cho Công ty Kỹ nghệ súc sản ViệtNam- VISSAN (TP.Hồ Chí Minh) khoảng 10.000 con gà thịt và cung ứng cho các nhàhàng, quán ăn tại thị xã Gia Nghĩa trên 1.000 con nữa… Vì thế, với quy mô nuôihiện tại ở địa phương, doanh nghiệp không đủ sản phẩm để cung cấp cho thịtrường. Với thị trường rộng mở, sau thời gian nhập giống thì hiện tại, doanhnghiệp đang tự gây giống gà sinh sản để chủ động sản xuất giống, nhằm giảm chiphí cho người dân nhận liên kết chăm sóc cũng như của bản thân đơn vị. Ngoàira, để đảm bảo việc cam kết hỗ trợ thức ăn chăn nuôi lâu dài thì doanh nghiệpcũng đang xúc tiến làm thủ tục trình địa phương thuê trên 50 ha đất để xây dựngnhà máy sản xuất thức ăn và khu ấp nở, trại nuôi gà...
Cũng theo ông Bộ, để “đồng hành” với nôngdân, doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch thành lập các câu lạc bộ chăn nuôi “gàsạch” ở các địa phương có nuôi “gà đồi Yên Thế”. Trước mắt, đơn vị sẽ triểnkhai trên địa bàn huyện Đắk Song nhằm giúp bà con có môi trường trao đổi, họchỏi kinh nghiệm và hướng tới một ngành sản xuất chăn nuôi tập trung và chuyênnghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thịt “gà sạch” cho thị trường tiêu dùng.
Bài, ảnh: Văn Tâm