Nguyệt thực siêu trăng máu hay mặt trăng máu là một hiện tượng thiên văn thú vị chỉ xuất hiện 10 năm 1 lần. Cùng Báo Đắk Nông tìm hiểu thêm về hiện tượng đặc biệt này qua bài viết sau.
1 Nguyệt thực siêu trăng máu là gì?
Nguyệt thực siêu trăng máu chỉ hiện tượng diễn ra do sự kết hợp của 2 hiện tượng thiên văn: Siêu trăng máu và nguyệt thực toàn phần. Lúc này, mặt trăng có màu đỏ như máu nên còn được gọi là mặt trăng máu (hay huyết nguyệt).
Khi xảy ra nguyệt thực toàn phần, vị trí của mặt trăng trùng hoặc gần như trùng với cận điểm (vị trí mặt trăng gần trái đất nhất) sẽ được gọi là siêu trăng máu.
2 Nguyệt thực siêu trăng máu khi nào xảy ra?
Hiện tượng nguyệt thực siêu trăng máu là một hiện tượng đặc biệt chỉ diễn ra 10 năm 1 lần.
Theo nghiên cứu khoa học, mặt trăng chuyển động quanh trái đất theo quy đạo hình elip. Mỗi tháng mặt trăng sẽ đi qua 2 điểm perigee (điểm gần trái đất nhất) và apogee (điểm xa trái đất nhất). Tại vị trí mặt trăng ở gần trái đất nhất, nó được gọi là “siêu trăng”, lúc này chúng ta sẽ thấy nó to và lớn hơn bình thường.
Khi siêu trăng diễn ra cùng lúc với nguyệt thực toàn phần chúng ta sẽ có hiện tượng nguyệt thực siêu trăng máu hay siêu mặt trăng máu.
Hiện tượng siêu mặt trăng máu xảy ra gần đây nhất là vào ngày 26/05/2021 và sẽ tái diễn lại vào ngày 08/10/2033.
3 Nguyệt thực siêu trăng máu có ảnh hưởng gì tới Trái đất?
Siêu trăng diễn ra làm tăng lực hút của Mặt Trăng lên Trái Đất, khiến thủy triều dâng cao hơn bình thường. Theo tính toán sơ bộ, lực hút vào ngày này tăng 23% so với ngày thường. Cụ thể, nếu tính trên cơ thể của người với trọng lượng 80kg thì sẽ được tăng hoặc giảm thêm 73 mg/trọng lượng, do đó sự thay đổi này là không đáng kể đối với cơ thể con người.
Nói cách khác, ảnh hưởng từ nguyệt thực siêu trăng máu tới Trái đất là rất nhỏ.
4 Cách xem nguyệt thực siêu trăng máu an toàn
Nếu việc quan sát hiện tượng nhật thực được thực hiện bằng cách gián tiếp thông qua một chiếc kính đặc biệt như: Kính râm (kính đen), phim chụp X-quang,...thì bạn hoàn toàn có thể quan sát nguyệt thực toàn phần hay mặt trăng máu bằng mắt thường.
Việc này hoàn toàn gây ảnh hưởng cho mắt vì ánh sáng từ mặt trăng máu là ánh sáng của mặt trời bị khúc xạ tại rìa Trái Đất chứ không phải ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Bạn có thể sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn để có thể quan sát hiện tượng này được rõ hơn.
5 Hình ảnh đẹp về nguyệt thực siêu trăng máu
Chọn mua khẩu trang tại Báo Đắk Nông để bảo vệ sức khỏe khi đi xem hiện tượng thiên văn nhé: