Hiến định rõ hơn quyền dân chủ trực tiếp

06/03/2013 15:47

Nhờ hiến định và thực thi có hiệu quả các quyền dân chủ trực tiếp đã khơi dậy và phát huy cao độ sức sáng tạo của toàn dân phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

ADQuảng cáo

Cùng với dân chủ đại diện, dân chủtrực tiếp ở Việt Nam trong những năm qua không ngừng được bổ sung, hoàn thiện,ngày càng thể hiện rõ trong đời sống chính trị - pháp lý của Nhà nước ta, gópphần hoàn thiện nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Ðảng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo. Nhờ hiến định và thực thi có hiệu quả các quyền dân chủtrực tiếp đã khơi dậy và phát huy cao độ sức sáng tạo của toàn dân phục vụ côngcuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ðến nay, dù cho lý thuyết về dân chủcủa các nền dân chủ còn sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn ở bản chất giai cấp vàsự giới hạn bởi chế độ nhà nước…, nhưng đều thừa nhận và hướng đến thực hiệnđầy đủ mọi nội dung và hình thức của dân chủ trực tiếp trong chế độ nhà nướccủa mình. Như một quy luật tiến hóa của lịch sử, dân chủ trực tiếp dần pháttriển, lớn mạnh, từng bước thay thế dân chủ đại diện trong một chế độ xã hộiphát triển đến trình độ cao, ở đó không còn sự đối kháng giai cấp và nhà nước,nhân dân sẽ là người chủ đích thực của xã hội.

Sự phát triển mọi mặt của đời sốngxã hội ở nước ta những năm đổi mới đã tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hóadân chủ và nhu cầu ngày càng cao hơn, chính đáng hơn của nhân dân về những hìnhthức, nội dung của dân chủ trực tiếp. Cùng với dân chủ đại diện, nhân dân càngthể hiện rõ hơn các quyền trực tiếp, không ai có thể thay thế, đại diện đượccho mình đối với chế độ xã hội và Nhà nước. Những quyền cơ bản của dân chủ trựctiếp đã được lịch sử nhân loại và lịch sử pháp lý Việt Nam đúc kết là:

Quyền tự quản, thể hiện quyền làmchủ trực tiếp của nhân dân ở phạm vi, mức độ và nội dung khác nhau, như Chủtịch Hồ Chí Minh đã xác định, “tự quản”, trước hết là vấn đề độc lập, chủquyền, tự quyết định lấy vấn đề chính trị của đất nước”; là “nhân dân ta tự làmchủ lấy vận mạng của mình”. Còn đối với phạm vi địa phương, cơ sở thì “tự quản”là tự quản lý, tự chủ, tự làm chủ lấy nội dung công việc của mình. Quyền bầu cửvà bãi nhiệmđại biểu dân cử thể hiện ởchế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu. Mọi công dân, cụ thể là cử tri đều có quyềntrực tiếp bầu cử và bãi nhiệm người đại diện cho mình, lập ra và giải thể tổchức của mình ở phạm vi quốc gia hay địa phương. Quyền phúc quyết (quyền trưngcầu ý kiến nhân dân) thể hiện công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xãhội, thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơquan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Quyền phúcquyết không chỉ là việc đưa ra cho nhân dân tham gia, góp ý, hay đề nghị mà làquyền hiến định, là điều bắt buộc.

ADQuảng cáo

Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1946 (Ðiều 21)đã xác lập: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệđến vận mệnh quốc gia”. Quyền đề xướng luật là quyền dân chủ trực tiếp giảnđơn, phổ biến nhất khi dân chủ ra đời. Do sự phát triển của xã hội, ý chí vàquyền của nhân dân luôn mới hơn so với tính chất lạc hậu tương đối của các điềuluật, lệ của tổ chức mình đang tham gia, nên theo lẽ tự nhiên, họ đề xướngluật, lệ hay thay đổi luật, lệ của tổ chức đó. Vì vậy, đề xướng luật, lệ; sửađổi, bổ sung luật, lệ cũ cho phù hợp với ý chí nhân dân luôn là quyền tự nhiên,vốn có của nhân dân trong xã hội và chế độ nhà nước.

Nhìn nhận một cách khách quan, toàndiện và khoa học, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này của nước ta thể hiện mộtbước tiến lớn về dân chủ, chủ quyền nhân dân. Các quyền dân chủ trực tiếp đượcthể hiện tương đối đầy đủ, chặt chẽ và gắn liền với dân chủ đại diện. Tinh thầnvà tư tưởng dân chủ trực tiếp của các bản hiến pháp trước đây không chỉ đượctôn trọng, tiếp thu triệt để, mà còn được thể hiện tường minh hơn; nếu tiếp tụcđược sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thêm sẽ có giá trị cả về mặt chính trị - pháplý và thực tiễn sâu sắc.

Trong Dự thảo, quyền tự quản củanhân dân được thể hiện đúng đắn và sáng suốt ngay từ lời nói đầu, đặc biệt là ởChương I - Chế độ chính trị. Nhiều nội dung khác của quyền dân chủ trực tiếpcũng được xác lập ở các điều của Dự thảo Hiến pháp, thể hiện trách nhiệm chínhtrị rất cao và sự nghiêm túc của Quốc hội, trước hết là Ủy ban dự thảo sửa đổiHiến pháp trước nhân dân cả nước. Ðể quyền dân chủ trực tiếp được thể hiệnchính xác, đầy đủ theo đúng yêu cầu đã đề ra, tôi xin được góp ý, bổ sung thêmmột số vấn đề sau:

Ðối với quyền bầu cử và bãi nhiệmđại biểu dân cử: Nhìn tổng thể, cả ba điều (Ðiều 7, Ðiều 74 và Ðiều 116) mớithể hiện được nguyên tắc bầu cử; bãi nhiệm đại biểu dân cử; quyền lực cao thấpcủa tổ chức, cơ quan dân cử; chức năng, quyền hạn cơ bản của tổ chức, cơ quandân cử..., mà chưa thể hiện đầy đủ quyền của cử tri đối với việc lập ra và giảithể tổ chức, cơ quan quyền lực và bầu ra đại biểu của mình. Do vậy, tại Ðiểm 2,Ðiều 7, cần bổ sung “Ðại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tribầu ra;…”. Và tại Ðiểm 1, Ðiều 74, cần bổ sung: “Quốc hội do cử tri lập nên, làcơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất củaNhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; bị cử tri giải thể khi không còn xứng đáng vớisự ủy thác của nhân dân”. Ðiểm 1, Ðiều 116 cần có nội dung quyền lập ra và giảithể tổ chức của mình, theo đó cần bổ sung nội hàm của điểm này là: “Hội đồngnhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyệnvọng và quyền làm chủ của nhân dân, do cử tri địa phương lập nên, chịu tráchnhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên; bị cử tri giảithể khi không còn xứng đáng với sự ủy thác của nhân dân địa phương”.

Việc sửa đổi, bổ sung như vậy sẽ bảođảm cử tri có quyền bầu ra và bãi nhiệm đại biểu của mình, lập ra và giải thểtổ chức quyền lực của mình. Với chủ quyền của mình, về nguyên tắc, kể cả Quốchội và Hội đồng nhân dân cũng có thể bị cử tri giải thể khi không làm tròntrách nhiệm nhân dân giao cho, mặt khác, nó không chỉ phù hợp với lý luận vàthực tiễn đã nêu trên, mà còn hoàn toàn đúng đắn với việc đề cao, thiết lập vàthực thi tư tưởng “Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân” như Ðiều 2 của dự thảo đã xác định, đồng thời cũng thực hiện theo đúng tưtưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước ta là một nước dân chủ... Chính quyền từxã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Ðoàn thể từ Trung ương đến xã do dântổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Thực hành dân chủ đúng đắn và sángsuốt như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã xác định: “Nhân dân thực hiện quyền lựcnhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốchội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” là hoàn toànhợp lý trong bối cảnh hiện nay. Với tinh thần phát huy dân chủ trực tiếp vàcũng luôn đề cao dân chủ đại diện, thì việc cụ thể hóa các quyền cơ bản của dânchủ đại diện trong Dự thảo Hiến pháp là rất cần thiết, góp phần tiếp tục hoànthiện nền dân chủ XHCN ở nước ta.

(Theo QÐND)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Hiến định rõ hơn quyền dân chủ trực tiếp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO