Văn hóa

Hành trình giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

H.D 25/12/2024 14:24

Đắk Nông thành công chinh phục danh hiệu Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO lần thứ 2 cho thấy nỗ lực, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Đắk Nông và người dân trên hành trình giữ vững danh hiệu CVĐC toàn cầu.

Vượt qua khó khăn, thách thức

Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu là một danh hiệu cao quý do UNESCO công nhận với những bộ tiêu chí khắt khe về cảnh quan môi trường, văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch…

CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc chính thức công nhận danh hiệu vào tháng 7/2020. Danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO được định kỳ tái đánh giá và công nhận lại 4 năm/lần.

Do đó, một khi địa phương quyết tâm theo đuổi mô hình này thì cam kết và trách nhiệm trong việc giữ vững danh hiệu lại càng chông gai. Nếu bị phạt thẻ vàng hoặc bị rút danh hiệu thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của không chỉ tỉnh Đắk Nông mà còn là vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại Hội nghị quốc tế APGN lần thứ 8 tại tỉnh Cao Bằng, Mạng lưới CVĐC toàn cầu trao Quyết định công nhận lại danh hiệu “CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông” giai đoạn 2024-2027 cho CVĐC Đắk Nông.
Tại Hội nghị quốc tế APGN lần thứ 8 tại tỉnh Cao Bằng, Mạng lưới CVĐC toàn cầu trao Quyết định công nhận lại danh hiệu “CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông” giai đoạn 2024-2027 cho CVĐC Đắk Nông

Trong lần thứ 2 chinh phục danh hiệu cao quý này, CVĐC Đắk Nông trải qua không ít khó khăn, thách thức. Trong đó, nhận thức của chính quyền cấp cơ sở và một bộ phận người dân về công viên địa chất, du lịch bền vững, trách nhiệm bảo vệ các điểm di sản công viên địa chất và mô hình công viên địa chất để phát triển bền vững còn chưa cao.

Diện tích CVĐC Đắk Nông khá rộng, chiếm đến 3/4 tổng diện tích toàn tỉnh nên việc xác định các điểm di sản, quy hoạch các điểm đến trong vùng công viên địa chất và trang bị một số hạ tầng cơ bản theo tiêu chí của UNESCO/Mạng lưới như bảng thông tin, biển chỉ dẫn, bãi đậu xe, nhà vệ sinh… cần rất nhiều thời gian, công sức trong khi nguồn lực về con người, tài chính… của địa phương dành cho việc xây dựng và hoạt động của CVĐC Đắk Nông vẫn còn nhiều hạn chế.

z4923348157520_d2f25eba6d5a1419412c0b9f310e7746(1).jpg
Đoàn khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông khảo sát thống nhất diện tích khoanh vùng bảo vệ danh lam thắng cảnh núi lửa Nâm B'Lang, huyện Krông Nô

Thách thức hơn là hầu hết các điểm di sản địa chất đặc trưng nằm trên các diện tích canh tác nông nghiệp của người dân địa phương nên dẫn đến tình trạng xâm hại di sản một cách vô thức, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn các điểm di sản của công viên địa chất...

Nỗ lực giữ vững danh hiệu

Để giữ vững danh hiệu này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định rõ “Phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa - đặc trưng sinh thái bản địa, CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông” là một trong ba trụ cột của nền kinh tế địa phương.

Để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các giá trị của CVĐC Đắk Nông gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh đề cao vai trò của cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trong việc tuyên truyền, quảng bá, giúp đưa hình ảnh CVĐC Đắk Nông đến gần hơn với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

z5741813261157_0218b2f2da3b79a2f8c7ed17403fa5ab(1).jpg
Du khách tham quan hang C3, C4 - 2 hang động đầu tiên thuộc CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông được đưa vào khai thác

Đồng thời, địa phương thực hiện công tác khoanh vùng bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong khu vực CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Trọng tâm, chú trọng khôi phục, tôn tạo, xếp hạng và làm sống lại các giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, tri thức bản địa, đa dạng sinh học đã bị mai một, biến đổi hoặc xâm hại nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản,...

Địa phương đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, các tổ chức, cá nhân có chuyên môn, nhà khoa học trong và ngoài nước để nghiên cứu, bổ sung các giá trị khoa học vào hồ sơ CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Đoàn khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông khảo sát thống nhất diện tích khoanh vùng bảo vệ danh lam thắng cảnh núi lửa Băng Mo, huyện Cư Jút
Đoàn khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông khảo sát thống nhất diện tích khoanh vùng bảo vệ danh lam thắng cảnh núi lửa Băng Mo, huyện Cư Jút

Đắk Nông ưu tiên quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch gắn với các di sản của CVĐC, các điểm phát triển du lịch cộng đồng trong vùng CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Tỉnh nỗ lực mời gọi đầu tư và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch tại các khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch trong vùng CVĐC.

z5822512441933_ba8114a4e2dd25401ed968872d4d6ee0(1).jpg
Đắk Nông chú trọng công tác tiếp thị, quảng bá và kết nối phát triển thương hiệu du lịch “CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông - Xứ sở của những âm điệu”

Ngoài ra, nhằm xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu “CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông - Xứ sở của những âm điệu”, định vị thương hiệu du lịch Đắk Nông trong khu vực và trên thế giới Đắk Nông chú trọng công tác tiếp thị, quảng bá và kết nối phát triển du lịch với các trung tâm du lịch của địa phương khác trong và ngoài nước. Tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, liên kết trong xây dựng và phát triển công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch...được chú trọng.

Niềm tự hào và khẳng định từ quốc tế

CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông là mô hình bảo tồn các giá trị di sản kiểu “mở”, hướng tới 3 mục tiêu. Cụ thể, bảo tồn các di sản địa chất và các giá trị khác trong khu vực như di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái…; nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò, giá trị các loại hình di sản, hướng cộng đồng địa phương và du khách đến những ứng xử thân thiện, có trách nhiệm với môi trường; thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế bền vững, thông qua hoạt động du lịch.

dscf1195(1).jpg
Danh hiệu “CVĐC toàn cầu UNESCO” là “chứng chỉ” uy tín, giúp khẳng định vị thế của Đắk Nông trên bản đồ du lịch và địa chất toàn cầu, giúp thu hút du khách đến với Đắk Nông

Theo bà Khúc Thị Thoi, Phó Giám đốc Sở VHTTDL, việc Đắk Nông lần thứ 2 được công nhận danh hiệu “CVĐC toàn cầu UNESCO” lần giai đoạn 2024 - 2027 là niềm tự hào và khẳng định mang tầm quốc tế cho hướng phát triển bền vững của địa phương. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực và phấn đấu của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân tỉnh Đắk Nông vì một tương lai bền vững cho thế hệ mai sau.

Đây là “chứng chỉ” uy tín, giúp khẳng định vị thế của Đắk Nông trên bản đồ du lịch và địa chất toàn cầu. Du khách đến với Đắk Nông không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn ở những giá trị văn hóa, lịch sử và địa chất đặc biệt. Những nét độc đáo nơi vùng đất núi lửa đã thu hút và níu chân hàng trăm ngàn lượt du khách đến với Đắk Nông hàng năm.

dscf1216(1).jpg
Du khách trải nghiệm đi thuyền trên hồ Tà Đùng

Việc tái công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO là minh chứng cho sự nỗ lực và quyết tâm của chính quyền và Nhân dân Đắk Nông trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đây là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì sự đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.

Việc duy trì và phát huy giá trị di sản địa chất sẽ góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm và cải thiện đời sống cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ các giá trị văn hóa, truyền thống của hơn 40 dân tộc anh em cùng sinh sống trên vùng đất này.

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Hành trình giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO