Chính trị

Hạnh phúc khi được biên dịch từ tiếng Việt qua tiếng M’nông

Y Krăk 24/05/2024 16:48

Đắk Nông có 40 dân tộc cùng chung sống, trong đó, người M’nông là dân tộc tại chỗ chiếm tỷ lệ dân số khá đông, gồm có 7 nhánh, sinh sống theo từng vùng nhánh ở các huyện trên địa bàn tỉnh.

bia-emazin-huy-hien-3-(1).jpg

Đắk Nông có 40 dân tộc cùng chung sống, trong đó, người M’nông là dân tộc tại chỗ chiếm tỷ lệ dân số khá đông, gồm có 7 nhánh, sinh sống theo từng vùng nhánh ở các huyện trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Đề án giữ gìn tiếng nói, chữ viết dân tộc M’nông, tỉnh Đắk Nông đã cùng các chuyên gia, già làng, người có uy tín, nhân trí thức…, phối hợp nghiên cứu và chọn tiếng M’nông Preh là ngôn ngữ chính để sử trong vùng đồng bào dân tộc M’nông.

z4388608680009_6f3b4ed8f3ab905fde44ab702fb6fe97(2).jpg
Phóng viên-biên dịch viên Y Krắk Knul giao lưu cùng đồng bào dân tộc Mạ trong Ngày hội Văn hóa-Thể thao các dân tộc huyện Đắk Glong năm 2015

Tại nhiều xã vùng vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, một số bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn chưa biết tiếng phổ thông nên việc tiếp nhận thông tin, hưởng thụ văn hóa bị hạn chế. Trước thực tế đó, đầu năm 2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Báo Đắk Nông thực hiện thêm nhiệm vụ xuất bản ấn phẩm báo ảnh Báo Đắk Nông với 2 ngôn ngữ Việt-M’nông; xuất bản 1 kỳ/tuần, gồm 4 trang. Đến tháng 8/2013, Báo Đắk Nông đưa thêm tiếng Mông để phục vụ vùng đồng bào DTTS; xuất bản 1 kỳ/tuần, 8 trang. Từ đó, Báo Đắk Nông cũng đã tuyển thêm 2 biên dịch viên tiếng M’nông và tiếng Mông để biên dịch cho số báo ảnh Báo Đắk Nông.

6(2).jpg
Báo ảnh Báo Đắk Nông luôn đổi mới, sáng tạo nội dung và gần gũi với đồng bào DTTS

Với vai trò là một biên dịch viên tiếng M’nông đã có thời gian hơn 10 năm làm công tác, theo tôi là một biên dịch viên tốt phải hội tụ nhiều kỹ năng, kinh nghiệm sống và trải nghiệm thực tế. Trong đó, bắt buộc phải nắm vững, am hiểu về cấu trúc của câu, ngữ nghĩa của cả hai ngôn ngữ (tiếng Việt và M’nông) mới có thể biên dịch tốt được. Việc chuyển dịch từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nội dung, đặc điểm câu và ngôn ngữ là rất quan trọng.

Khi biên dịch, nếu chỉ dựa vào ngôn ngữ mà không nghĩ về những yếu tố cấu thành khác thì sẽ trở thành một bản dịch nội dung rời rạc và người đọc không hiểu người viết muốn chuyển tải thông điệp gì. Đây là điều tối kỵ của công tác biên dịch mà biên dịch viên thường hay vấp phải.

z4389242605097_098c3781e36992962721039476f697a0(2).jpg
Phóng viên báo ảnh Báo Đắk Nông và phóng viên TTXVN tìm hiểu đời sống của đồng bào DTTS xã biên giới Thuận Hà, huyện Đắk Song (Đắk Nông)

Trong tiếng M’nông và tiếng Việt có một số cấu trúc câu khác biệt nhau nên biên dịch viên cần phải biết và tránh sai sót trong quá trình biên dịch. Nếu biên dịch viên không nắm được những đặc điểm cơ bản của cả hai ngôn ngữ này thì bản dịch sẽ trở nên mơ hồ, không rõ ràng, kém hiệu quả và dẫn đến người đọc hiểu sai nội dung cần tuyên truyền.

Mặt khác, những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ thì biên dịch viên không cần dịch, có thể thêm những câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự của người M’nông thay thế là được. Nếu tiếng M’nông không có câu tương tự thì biên dịch viên phải sắp xếp ngôn ngữ sao cho vần gần như câu tiếng Việt mà nội dung không thay đổi sẽ làm cho bản dịch hoàn thiện hơn, tốt hơn.

7.jpg

Khi biên dịch, nếu chỉ dựa vào ngôn ngữ mà không nghĩ về những yếu tố cấu thành khác thì sẽ trở thành một bản dịch nội dung rời rạc và người đọc không hiểu người viết muốn chuyển tải thông điệp gì.

Phóng viên, biên dịch viên Y Krắk Knul

Cũng theo tôi, để trở thành một biên dịch tốt thì cần hội đủ nhiều yếu tố khác nhau như: ngôn ngữ, văn học, văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống... để vận dụng vào công việc biên dịch của mình. Nói tóm lại, cấu tạo của một tác phẩm báo chí tiếng Việt như thế nào thì tác phẩm báo chí tiếng M’nông cũng tương tự như thế.

Tóm lại, kỹ năng biên dịch tiếng M’nông trong báo chí là một công việc cũng rất khó khăn nếu biên dịch viên thiếu đi những yếu tố cơ bản nhất của việc am hiểu cả hai ngôn ngữ Việt và M’nông.

krak-va-pn(2).jpg
Phóng viên-biên dịch viên Y Krắk Knul phỏng vấn bà Thị H’Nhó, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp

Để thích ứng và đạt hiệu quả nhất khi biên dịch thì cá nhân luôn học hỏi và có thêm những người bạn là người đồng bào. Trước khi làm một chương trình, vấn đề nào mình không hiểu thì khai thác thêm từ những nguồn khác nhau, tra cứu từ điển Việt – M’nông để lúc biên dịch sát với thực tế.

z5467442476632_dc30e434293d64c1638ae0ae78284403.jpg
Từ điển Việt-M’nông -“bạn đồng hành" không thể thiếu của người biên dịch báo ảnh

Bên cạnh đó, biên dịch viên cũng không ngừng thu thập tài liệu, trau dồi vốn tiếng M’nông từ nhiều nguồn, nhiều nhánh dân tộc M’nông khác nhau. Bởi tiếng M’nông mỗi vùng lại có sự khác nhau. Khi phiên dịch, phải thực hiện song song 2 việc: nghe và hiểu ý nghĩa của một thông điệp được đưa ra bằng ngôn ngữ này; đồng thời tìm cách truyền tải thông điệp đó bằng một ngôn ngữ khác.

Đối với biên dịch viên như tôi, thuận lợi hay khó khăn thì niềm vui của những người biên dịch tiếng dân tộc là những chương trình, những trang báo đã và sẽ góp phần giúp cuộc sống ở những buôn, bon, bản nơi vùng sâu, vùng sa ngày một đổi thay.

z5464790157222_167ae9e4e4de6f3b21c52c57976ab282(2).jpg
Già làng Y Bleng, buôn 9, xã Đắk D’rô, huyện Krông Nô (Đắk Nông) và các thành viên trong gia đình thường xuyên theo dõi báo ảnh Báo Đắk Nông

Khi tôi đến cơ sở, có thể họ không biết tôi là ai, nhưng khi thấy họ cầm trên tay ấn phẩm báo ảnh cùng xem và đặc biệt hơn nữa họ được đọc chữ viết, ngôn ngữ mẹ đẻ cũng là niềm động viên, khích lệ tinh thần người làm báo nói chung, bản thân tôi nói riêng để tiếp tục phát huy kiến thức, kỹ năng, đưa những trang báo thiết thực đến với đồng bào.

Bản thân càng vui mừng, tự hào và hạnh phúc hơn khi chính những bài báo, những chương trình mà tôi biên dịch từ tiếng Việt sang tiếng M’nông đã giúp cho việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những quy định của địa phương đến được với đông đảo đồng bào trên địa bàn tỉnh.

Quan trong hơn, từ những thông tin, hình ảnh trên tờ báo ảnh Báo Đắk Nông, nhiều hộ đồng bào đã học tập được rất nhiều những gương người tốt việc tốt, những câu chuyện, kinh nghiệm làm ăn hiệu quả hay những kiến thức khoa học trong cuộc sống hàng ngày.

11(2).jpg
Phóng viên báo ảnh Báo Đắk Nông sẵn sàng tác nghiệp bất cứ ở đâu, không kể thời tiết, địa hình khó khăn

Từ động lực ấm áp này, tôi càng phải nỗ lực học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức để thực hiện tốt nhiệm vụ biên dịch của mình. Qua công tác biên dịch, bản thân tôi cũng phấn đấu đem những hiểu biết, kinh nghiệm, kiến thức của mình chuyển tải đến với đông đảo đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh.

Với niềm tự hào là con em của các dân tộc trên dải đất biên cương, mỗi người làm biên dịch tiếng DTTS như tôi nói riêng và anh chị đồng nghiệp khác nói chung vẫn đang miệt mài sản xuất những chương trình, ấn phẩm thiết thực, ý nghĩa để đáp ứng nhu cầu thụ hưởng thông tin ngày càng cao của đồng bào DTTS.

13(1).jpg

Nội dung, ảnh: Y Krăk

Trình bày: Thế Huy - Nguyễn Hiền

Đọc tiếp

    Nổi bật

        Mới nhất
        Hạnh phúc khi được biên dịch từ tiếng Việt qua tiếng M’nông
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO