Đời sống

Hành động để trẻ được an toàn

Hoàng Hoài - Dương Phong 22/06/2024 10:09

Phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội và chính gia đình trẻ nhỏ. Để hạn chế tối đa những tổn thương cho trẻ, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có dạy kỹ năng và huy động nguồn lực để chăm sóc trẻ.

ADQuảng cáo

“Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, toàn xã hội và gia đình.

BA HANH

Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là dịp để chính quyền các cấp của tỉnh Đắk Nông và các sở, ngành tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa các chính sách, chương trình và vận động xã hội để giảm khoảng cách về cơ hội phát triển và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các dịch vụ phúc lợi xã hội khác của trẻ em.

Trước tình trạng TNTT ở trẻ có diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng và để lại những nỗi đau lớn cho gia đình, xã hội, tỉnh Đắk Nông kêu gọi các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, bằng những hành động thiết thực, hiệu quả góp phần đem đến niềm vui, hạnh phúc và sự phát triển toàn diện cho trẻ em.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em

Trẻ em phải là trung tâm của chính sách, chiến lược phát triển, các mục tiêu về công tác trẻ em được ưu tiên lồng ghép trong chiến lược, kế hoạch, mục tiêu phát triển của tỉnh.

ONG QUOC

Tỉnh Đắk Nông và ngành LĐTB-XH tập trung đẩy mạnh thực hiện Chương trình quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình phòng, chống TNTT trẻ em giai đoạn 2021-2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan đến trẻ em.

Trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về trẻ em liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; bảo đảm bố trí ổn định đội ngũ công chức chuyên trách về công tác trẻ em từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quyền và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

Để bảo vệ trẻ em, phòng chống TNTT và xâm hại tình dục trẻ em, ngành LĐTB-XH tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nêu cao trách nhiệm; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đẩy mạnh bảo vệ trẻ em trước thông tin không có lợi trên không gian mạng và xã hội, những vấn đề ảnh hưởng đến phát triển toàn diện…

Trang bị kỹ năng cho học sinh trong trường học

Chỉ 6 tháng đầu năm, tình trạng TNTT ở trẻ em có chiều hướng gia tăng. Ngoài đuối nước, tai nạn giao thông, tỉnh Đắk Nông còn xuất hiện trường hợp trẻ em có hành động tiêu cực là tự tử. Điều này là trăn trở của ngành Giáo dục khi các em sớm chịu những tổn thương không đáng có và hoàn toàn có thể ngăn chặn, đẩy lùi được.

BA THU

Hiện nay, việc phòng, chống TNTT cho trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chỉ dừng lại ở việc giáo dục kỹ năng, nâng cao nhận thức và cách phòng bị. Tuy nhiên, không có một tiết học chính thức nào về việc phòng, chống TNTT mà chỉ được lồng ghép vào các buổi học ngoại khóa, giáo dục thể chất hoặc giáo dục công dân.

Để hạn chế TNTT ở trẻ em, ngành Giáo dục đã quán triệt các nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Các nhà trường lồng ghép tuyên truyền TNTT qua các tiết ngoại khóa, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần. Đặc biệt, vào cuối mỗi năm học, nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường nhắc nhở phụ huynh có hình thức quản lý con em hiệu quả.

Trong thời gian tới, ngành Giáo dục chỉ đạo các nhà trường phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, tuyên truyền trực quan cho học sinh các nội dung như: phòng cháy, chữa cháy, an toàn giao thông, phòng tránh đuối nước, dạy bơi....

Nhiều hoạt động thiết thực bảo đảm an toàn cho trẻ

Thời gian qua, các cấp đoàn, hội, đội tỉnh Đắk Nông đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đa dạng góp phần bảo đảm an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ em.

BA HONG

Theo đó, các cấp đoàn thường xuyên phối hợp mở các lớp dạy bơi an toàn cho trẻ em; cắm biển cảnh báo ở những khu vực nguy hiểm, nhất là ao hồ, sông suối; tuyên truyền những nội dung liên quan đến phòng, chống TNTT cho học sinh các trường, các khu dân cư; gắn biển cổng trường an toàn giao thông…

Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho trẻ em về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, nói không với bạo lực học đường, một số kỹ năng sống, ứng xử…được thực hiện liên tục.

Đặc biệt, dịp hè này, các cấp đoàn ở khu dân cư đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động vì cộng đồng phù hợp với từng độ tuổi, đối tượng. Qua đó, không chỉ tạo cho các em sân chơi bổ ích, an toàn trong điều kiện thiếu sân chơi như hiện nay mà còn giúp các em giao lưu, chia sẻ, hiểu được trách nhiệm của mình đối với xã hội.

Thời gian tới, các cấp đoàn, hội, đội tiếp tục phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ năng sống, kỹ năng xử lý một số tình huống khi gặp TNTT cho trẻ trong các buổi sinh hoạt chi đoàn, câu lạc bộ, đội, nhóm trẻ em… Đồng thời, các tổ chức đoàn ở khu dân cư sẽ tham gia lắp đặt các biển cảnh báo ở khu vực nguy hiểm; tăng cường giám sát những khu vực có nguy cơ cao về TNTT như ao, hồ, suối.

Mỗi tổ chức đoàn tùy vào thực tế tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động vui chơi cho các em học sinh để mùa hè của các em thực sự ý nghĩa, bổ ích, lý thú, an toàn. Việc phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các gia đình về chăm sóc, bảo vệ an toàn cho chính con em của mình cũng sẽ được chú trọng.

Mỗi gia đình cần quan tâm, giám sát, nhắc nhở con em mình về phòng, chống TNTT

Trẻ em thường rất tò mò, hiếu động, thích khám phá nhưng lại chưa đủ kiến thức, kỹ năng để xử lý khi gặp các tình huống bất ngờ, nguy hiểm thì sự chủ quan, lơ là, bất cẩn trong quản lý, giám sát trẻ của người lớn sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị TNTT.

BA OANG

Từ các vụ việc TNTT xảy ra đối với trẻ em thời gian qua trên địa bàn tỉnh cho thấy, nguyên nhân một phần là do các phụ huynh, thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ lơ là, buông lỏng sự giám sát, quản lý dẫn đến việc trẻ dễ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây TNTT.

Hàng ngày, ngoài thời gian học tập tại trường, thời gian trẻ ở cùng với gia đình cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây TNTT như chấn thương do vấp ngã, leo trèo; bị động vật cắn, đốt; bỏng nước sôi; bị thương bởi các vật sắc nhọn; đuối nước…

Do đó, tôi cho rằng, gia đình gồm cha mẹ, ông bà, anh chị đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ em. Bởi chính sự quan tâm, giám sát chặt chẽ của người lớn trong quá trình vui chơi, sinh hoạt của trẻ sẽ làm giảm tối đa nguy cơ trẻ phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm.

Trong cuộc sống hàng ngày, các bậc phụ huynh cần trang bị cho con những kỹ năng sống cần thiết, quy tắc để bảo vệ bản thân khi không có sự giám sát của người lớn như: không được vui chơi gần đường giao thông, không tự ý sử dụng các thiết bị điện, khi gặp động vật nguy hiểm phải xử lý như thế nào; không đi bơi ở những nơi nguy hiểm, vắng người, thiếu sự giám sát của người lớn…

Mỗi gia đình cần quan tâm, giám sát, nhắc nhở con em mình về những nguy cơ có thể gây nguy hiểm để bảo vệ trẻ em khỏi những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý, sức khỏe do TNTT gây ra.

Cha mẹ giám sát hoạt động vui chơi của con

TNTT ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tính mạng của trẻ ở mọi lứa tuổi. Có nhiều loại TNTT ở trẻ em như tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng các loại, bạo lực trong gia đình, xã hội... Do đó, để bảo vệ an toàn cho trẻ, các thành viên trong gia đình như cha mẹ, ông bà, người lớn phải là người đầu tiên làm việc này.

BA NINH

Các bậc cha mẹ cần phải giám sát, theo dõi việc làm hàng ngày, hoạt động vui chơi của con trẻ để kịp thời nhắc nhở, chỉ cho thấy nguy hiểm rình rập phù hợp với từng độ tuổi. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể lắp đặt camera để giám sát trẻ khi ở nhà; đồng thời thường xuyên quan sát, chú ý đến mọi hoạt động của con, không để con xa khỏi tầm mắt mình mỗi khi đi chơi, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra, nhất là đi biển, hồ bơi…

Hiện nay, việc cha mẹ quan sát, giám sát trẻ không thể thực hiện thường xuyên. Vì vậy, bên cạnh giám sát, bảo đảm cho con có môi trường sống an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện, các bậc cha mẹ cần trang bị cho con kỹ năng sống cần thiết như tham gia giao thông an toàn, không đến những khu vực nguy hiểm, không leo trèo lên các cây cao, không chạy nhảy ngoài đường, tránh xa các ao hồ, sông suối…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hành động để trẻ được an toàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO