Di sản - Truyền thống

Gong Night - Cảm hứng văn hoá Tây Nguyên từ sử thi đến đương đại

Lê Việt Dũng 01/04/2025 16:29

Sự kiện âm nhạc “Gong Night” là sự kết hợp giữa quá trình nghiên cứu, học tập và sáng tạo nghệ thuật, đánh dấu những khám phá và cách tân giá trị truyền thống thông qua lăng kính đương đại. Sự kiện là sự tái hiện hơi thở đại ngàn giao thoa cùng cảm hứng thời đại, vừa giữ trọn những giá trị cốt lõi, vừa mang đến góc nhìn mới mẻ của thế hệ trẻ.

cover PC

Sự kiện âm nhạc “Gong Night” là sự kết hợp giữa quá trình nghiên cứu, học tập và sáng tạo nghệ thuật, đánh dấu những khám phá và cách tân giá trị truyền thống thông qua lăng kính đương đại.

nen3.jpg
tit1.png

Diễn ra vào ngày 30/3/2025, sự kiện âm nhạc như lời tôn vinh và tri ân sâu sắc cho hành trình 20 năm di sản nhân loại của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

h8.jpg
Nhóm IU ArTeam đã khuấy động sân khấu GONG NIGHT bằng chính ngôn ngữ chuyển động đầy mê hoặc và mạnh mẽ

Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sự kiện âm nhạc nhấn mạnh vai trò của thế hệ thanh niên trẻ tuổi trong hành trình bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ở hiện tại và tương lai.

h10.jpg
Khoảnh khắc tiếng đàn T’rưng ngân vang, đàn tranh dội nhịp và sáo trúc réo rắt vang vọng cả không gian

Chương trình được xây dựng như một thước phim của thời gian, đi từ những giá trị truyền thống ở tâm góc, lớn dần và hoà vào nhịp sống và hơi thở hiện đại.

h11.jpg
Ca sĩ Y Kroc trình diễn tại đêm nhạc

Sự kiện âm nhạc “Gong Night” không chỉ là đêm trình diễn đơn thuần, mà còn là không gian lan tỏa và kết nối của nghệ thuật, góp phần giới thiệu những bản sắc tuyệt đẹp của dân tộc thiểu số nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung đến với những thế hệ tương lai của đất nước.

sapo.gif

*****

*****

Sự kiện âm nhạc “Gong Night” với mong muốn mang người xem trở về những ngày xưa cũ, khi cồng chiêng được xem như cánh cửa giao tiếp cùng thần linh, đến khi những giá trị ấy len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, chạm đến tâm thức của thế hệ hiện tại.

chuong trinh2
h9.png
Cồng chiêng được giới thiệu tại sự kiện triển lãm nhạc cụ hàng năm của Đại học FPT - một hoạt động trong dự án "Tọa độ cồng chiêng"
h12.jpg
Khoảnh khắc tiếng đàn T’rưng ngân vang, đàn tranh dội nhịp và sáo trúc réo rắt vang vọng cả không gian
1920x1080-0-v.png
1920x1080-1-v.png
1920x1080-2-v.png

*****

tit2.png

Trong làn sóng phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, cùng với tình yêu sâu sắc với di sản quê hương, hai thành viên trong nhóm cùng đồng đội đã áp dụng công nghệ thắp lửa cho 40 bản nhạc cồng chiêng cổ và mô hình 3D hoá 10 mô hình cồng chiêng, biến di sản UNESCO thành bản giao hưởng số đầy sức trẻ và tình yêu dân tộc.

h1.png
h2.png
h3.png
h4.png

BỘ SỐ HOÁ 40 BÀI CHIÊNG CỔ

Được sự đồng ý của nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền cùng các cộng sự, dự án toạ độ cồng chiêng đã tiếp cận được bộ sưu tầm các bài chiêng cổ đến từ 9 dân tộc thiểu số, trải dài trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên từ năm 2004 đến năm 2011. Từ đây, các thành viên đã ứng dụng những phát triển của công nghệ, tiến hành số hoá và phát hành bộ sưu tầm này trên nền tảng website chính thức của dự án.

h16.png
Bạn trẻ tham gia sự kiện Thành phố trẻ - Young City (Công viên Sáng Tạo, Thủ Thiêm, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh)

9 dân tộc thiểu số bao gồm: Xơ Đăng, Brâu, Jrai, Bahnar, Ê đê K’pah, Ê đê Bih, M’nông Prâng, Chu Ru và Mạ chính là đối tượng nghiên cứu và thực hiện số hoá âm thanh từ các bản tấu cồng chiêng cổ.

h35.png

BỘ SỐ HOÁ MÔ HÌNH CỒNG CHIÊNG

Về mặt hình ảnh, nhằm mang đến cái nhìn trực quan và đa chiều cho các bộ cồng chiêng, nhóm đã thực hiện 10 mô hình 3D cồng chiêng được lấy cảm hứng từ 5 bộ cồng chiêng cổ đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai và Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk cùng các thông tin từ các nguồn báo chí. Việc thực hiện mô hình 3D giúp cho những bạn trẻ và công chúng có thể tiếp cận những bộ cồng chiêng mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải di chuyển đến nơi sở hữu.

5 bo chieng
nen1.jpg
tit3.png

Nhóm sinh viên Nghiên cứu và Thực hiện đồ án tốt nghiệp về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên gồm 4 bạn sinh viên năm cuối ngành Quản trị Truyền thông Đa phương tiện thuộc Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh.

h12.png
Nhóm 4 sinh viên của Trường Đại học FPT thực hiện dự án "Tọa độ cồng chiêng"

Trong xuyên suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đồ án, nhóm luôn hướng đến mục tiêu cốt lõi: Tìm hiểu, bảo tồn và phát huy di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; lan tỏa giá trị, ý nghĩa và tạo sự hứng thú đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Sinh viên Trảo Nhật Hằng (bìa trái) giới thiệu về dự án truyền thông tại sự kiện của Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh (ảnh nhân vật cung cấp)
Sinh viên Trảo Nhật Hằng (bìa trái) giới thiệu về dự án truyền thông tại sự kiện của Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện âm nhạc “Gong Night” với sự đồng hành của lễ hội Young City, Thành đoàn TP. Thủ Đức, là kết tinh cho những thành quả từ hoạt động nghiên cứu, sáng tạo từ tháng 9/2024 đến nay.

du an

*****

tit4.png

Dự án truyền thông và sáng tạo nghệ thuật ứng dụng công nghệ số trong việc bảo tồn và lưu giữ những yếu tố thuộc về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

h18.png
Bạn trẻ tham gia sự kiện Thành phố trẻ - Young City (Công viên Sáng Tạo, Thủ Thiêm, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh)

Dự án góp phần lan toả, nâng cao sự hứng thú hướng tới người trẻ và cộng đồng về Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đến từ các dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên trong những hoạt động tương tác và trải nghiệm trực quan cùng chiến dịch truyền thông đặc sắc.

Dự án mong muốn tiếp cận người trẻ thông qua những chất liệu hiện đại và gần gũi, từ đó rút ngắn khoảng cách của người trẻ với những giá trị truyền thống, khuyến khích sự quan tâm và tìm hiểu của người trẻ với loại hình di sản phi vật thể đặc sắc của nhân loại.

h15.png
Sinh viên Trảo Nhật Hằng (bìa trái) giới thiệu về dự án truyền thông tại sự kiện của Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh

Để theo dõi và cập nhật về các hoạt động của dự án, vui lòng truy cập Website của dự án tại địa chỉ: https://www.toadocongchieng.info/

Hoặc bằng mã QR dưới đây:

qr.jpg
h34.png

Trình bày: Phong Vũ
(Ảnh tư liệu)

Đọc tiếp

    Nổi bật

        Mới nhất
        Gong Night - Cảm hứng văn hoá Tây Nguyên từ sử thi đến đương đại
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO