Theo Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, thì hiện nay, phụ nữ nông thôn là những đối tượng ít được chăm sóc sức khỏe nhất. Nhiều chị em hầu như không có những kiến thức cần thiết về CSSKSS...
Theo Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sảntỉnh, thì hiện nay, phụ nữ nông thôn là những đối tượng ít được chăm sóc sứckhỏe nhất. Nhiều chị em hầu như không có những kiến thức cầnthiết về CSSKSS nên tỷ lệ mắc các bệnh nhiễmkhuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục... rất cao. Thời gianqua, Trung tâm đã phối hợp với Hội phụ nữ các huyện, thị xã tổ chức chươngtrình “Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và tầm soát các bệnh ung thư phụ khoa” nhằmgiúp đỡ những phụ nữ nghèo có điều kiện chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Năm2010, chương trình đã được triển khai tại huyện Krông Nô và thị xã Gia Nghĩavới hơn 1.500 phụ nữ được khám phụ khoa; trong đó, gần 1.400 phụ nữ được điềutrị và cấp thuốc miễn phí với kinh phí hơn 60 triệu đồng. Đồng thời, 100% phụnữ đến khám đều được làm soi tươi, siêu âm kiểm tra, tầm soát ung thư cổ tửcung. Ngoài ra, hàng trăm phụ nữ mang thai đã được tư vấn, xét nghiệm HIV/AIDSvà tư vấn, hỗ trợ các sản phẩm dinh dưỡng. Cùng với hoạt động chăm sóc sứckhỏe, khám phụ khoa, cấp thuốc miễn phí và phát hiện sớm bệnh ung thư, chương trìnhcòn tổ chức truyền thông lồng ghép về CSSKSS và KHHGĐ nhằm cung cấp cho chị emnhững kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bảnthân cũng như thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn. Bà Nguyễn Thị Lan,Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh cho biết: “Đây là chươngtrình mang tính nhân văn sâu sắc, không chỉ giúp tiếp cận được các dịch vụCSSKSS mà quan trọng hơn là thông qua đó, chị em có thể nâng cao nhận thức vềcác biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân.” Còn theo ý kiến của nhiều phụ nữở thị xã Gia Nghĩa thì chương trình đã đem lại cho họ cơ hội được khám, chữabệnh, kiểm tra và phát hiện sớm các bệnh ung thư phụ khoa. Họ mong muốn chươngtrình sẽ tiếp tục được triển khai để phụ nữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa cóđiều kiện được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Phụ nữ khám bệnh tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh |
Bên cạnh chương trình “Chăm sóc sức khỏephụ nữ và tầm soát các bệnh ung thư phụ khoa”, hàng năm, chị em trên địa bàncòn được tham gia nhiều hoạt động CSSKSS do ngành Y tế triển khai như lồng ghépCSSKSS và KHHGĐ, tư vấn, xét nghiệm HIV/AIDS, hỗ trợ các sản phẩm dinh dưỡngcho phụ nữ mang thai... Theo thống kê, trong năm 2010, khoảng 20.000 lượt phụnữ sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn; hơn 9.000 phụ nữ mang thai vàtrong độ tuổi sinh đẻ được tư vấn, xét nghiệm HIV/AIDS; gần 11.000 phụ nữ mangthai được tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin phòng uốn ván và hàng ngàn phụ nữ mang thaiđược tư vấn, hỗ trợ các sản phẩm dinh dưỡng....
Cũng theo Trung tâm Chăm sóc sức khỏesinh sản tỉnh thì nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của phụ nữ là rất lớn. Ngoàinhững nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bình thường, phụ nữ còn trải qua thờikỳ mang thai, sinh đẻ và vẫn là người chịu trách nhiệm chính trong việc thựchiện kế hoạch hóa gia đình, nên luôn là đối tượng mà ngành Y tế cần đặc biệtquan tâm. Thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Trungtâm sẽ tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe, giảm tỷlệ bệnh tật của phụ nữ một cách đồng đều giữa các vùng và các đối tượng, đặcbiệt quan tâm đến những vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra,công tác dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây qua đườngtình dục... sẽ tiếp tục được chú trọng nhằm giảm số ca mắc mới trong cộng đồng.Bên cạnh công tác chuyên môn, Trung tâm sẽ tổ chức nhiều hơn những hoạt độngkhám, chữa bệnh cộng đồng để giúp chị em có thêm cơ hội, điều kiện tiếp cận cácthông tin, dịch vụ CSSKSS.
Bài, ảnh: Vũ Trang