Gia đình anh K’Sai ở bon Phi Mur, xã Quảng Khê (Ðắk Glong) nhiều năm liền được công nhận là gia đình văn hóa. Là người trụ cột trong nhà, anh luôn nhắc nhở, động viên con cái chăm lo làm việc, phát triển kinh tế gia đình, nhất là chấp hành các quy định của pháp luật, không sa đà vào các việc xấu như gây gổ đánh lộn, vi phạm luật lệ giao thông...
Gia đình anh K’Sai ởbon Phi Mur, xã Quảng Khê (Ðắk Glong) nhiềunăm liền được công nhận là gia đình văn hóa. Là người trụ cột trong nhà, anhluôn nhắc nhở, động viên con cái chăm lo làm việc, phát triển kinh tế gia đình,nhất là chấp hành các quy định của pháp luật, không sa đà vào các việc xấu nhưgây gổ đánh lộn, vi phạm luật lệ giao thông…
Anh K’Sai cho biết:“Những năm gần đây, qua các buổi tập huấn, tuyên truyền về pháp luật của địaphương, tôi đã biết những điều không nên làm, luôn biết sống và làm việc theopháp luật, gia đình yên ổn, thuận hòa”.
Có lẽ không riêng gìcác gia đình trên, rất nhiều hộ dân khi được các cơ quan chức năng, đoàn thểtuyên truyền, giáo dục đã ngày càng nâng cao nhận thức, hiểu biết, chấp hànhcác quy định của pháp luật. Theo Sở Tư pháp thì trong những năm qua, ngành chứcnăng từ tỉnh đến cơ sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật vềcác lĩnh vực khác nhau cho người dân nên đã góp phần hạn chế tình trạng vi phạmcác quy định ở địa phương, ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toànxã hội.
Ðặc biệt, qua nhữngbuổi tuyên truyền trực tiếp, người dân trên địa bàn không chỉ trang bị đượcnhững kiến thức mới mà còn bày tỏ được những thắc mắc, nguyện vọng của mình nênchính quyền, ngành chức năng có thể đưa ra được những kế hoạch truyền thông phùhợp, gắn với tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu tìm hiểu của bà con.Với chức năng, nhiệm vụ của mình, hàng năm,Sở Tư pháp cũng đều xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, phổbiến pháp luật cho người dân, nhất là chú ý tới nhân dân vùng nông thôn, vùngsâu, vùng xa, đồng bào bào dân tộc thiểu số.
Việc tuyên truyền đượccụ thể bằng các hình thức khác nhau, tùy vào trình độ của mỗi nhóm tiếp nhận.Cụ thể như phổ biến qua các buổi tập huấn, chiếu các đĩa hình, dùng tranh ảnh,qua các cuộc thi, giới thiệu trên loa truyền thanh cơ sở…Hàng năm, đơn vị đã tổchức tuyên truyền pháp luật cho khoảng 1.500 lượt người dân; đồng thời cấp phátkhoảng 3.300 tờ gấp, tài liệu về các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước,các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh…
Ngoài ra, các cơ quanliên quan trên địa bàn tỉnh cũng đã chú trọng tới nhiệm vụ tuyên truyền, giáodục pháp luật liên quan cho người dân. Ðiển hình như Sở Nông nghiệp-PTNT và cácđơn vị trực thuộc đã phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công táctuyên truyền, gắn với các nhiệm vụ chuyên môn. Nội dung tuyên truyền chú trọngvào các vấn đề bảo vệ và phát triển rừng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâmthủy sản, đất đai… Còn đối với các đoàn thể cũng chú trọng vào việc tuyêntruyền, xây dựng và phát huy hiệu quả các mô hình “Nông dân với pháp luật”,“Phụ nữ với pháp luật”…
Cũng theo Sở Tư pháp,để đạt được kết quả cao hơn trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chongười dân, nhất là ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộcthiểu số thì các cấp, ngành, địa phương nên chú trọng khảo sát, đánh giá nhậnthức pháp luật của từng vùng, từng nhóm dân cư để có thể đưa ra kế hoạch triểnkhai phù hợp.
Bên cạnh đó, công táctuyên truyền, giáo dục pháp luật cần chú trọng vào những vấn đề còn xảy ra viphạm nhiều ở mỗi địa phương, mỗi ngành như về hôn nhân gia đình, an toàn giaothông, vệ sinh môi trường… để có sự tập trung, hiệu quả hơn. Phương pháp chuyểntải thông tin cũng phải đơn giản, cụ thể và dễ hiểu để mọi người dân ai cũng cóthể học luật, hiểu luật pháp và chủ động làm theo.
Phạm Khánh