Giáo dục học sinh từ lao động

01/11/2012 09:40

Lao động không chỉ làm ra của cải vật chất cho xã hội mà còn giúp con người thể hiện tính sáng tạo, rèn luyện sức khỏe. Trong lứa tuổi học đường, lao động hợp lý cũng là cách để giúp học sinh trải nghiệm cuộc sống, tạo thêm hứng thú cho công tác học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay hình như vấn đề lao động đang xa dần với tuổi trẻ học đường. Rõ nhất là học sinh bây giờ đã không còn phải bận rộn với những công việc hàng ngày mà phần lớn thời gian đều được gia đình ưu tiên cho việc học tập...

Lao động không chỉ làm ra của cảivật chất cho xã hội mà còn giúp con người thể hiện tính sáng tạo, rèn luyện sứckhỏe. Trong lứa tuổi học đường, lao động hợp lý cũng là cách để giúp học sinhtrải nghiệm cuộc sống, tạo thêm hứng thú cho công tác học tập, nghiên cứu. Vìthế, trước đây, ngoài việc học, học sinh còn phải luân phiên hàng tuần thaynhau trực nhật, quét dọn lớp học, lau chùi bàn ghế, bảng viết, phụ trợ giáoviên trong những tiết dạy có dụng cụ dạy học. Hàng tháng, cứ đến hẹn lại lên,mỗi lớp một khu vực thay nhau quét dọn sân trường, chăm sóc cây xanh… Vậy mà aicũng hăng hái, xem đó là việc của trường, của lớp và của chính bản thân mình.Hơn thế, qua các giờ lao động, giáo viên, học sinh đã biết biến nó thành mộtbuổi học ngoại khóa hữu ích. Qua đó, giáo viên cũng có thể đánh giá được tinhthần tự giác cũng như rèn luyện kỹ năng làm việc tập thể đối với mỗi học sinhcủa mình.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệnnay hình như vấn đề lao động đang xa dần với tuổi trẻ học đường. Rõ nhất là họcsinh bây giờ đã không còn phải bận rộn với những công việc hàng ngày mà phầnlớn thời gian đều được gia đình ưu tiên cho việc học tập. Trong các buổi họpđầu năm, không ít phụ huynh đều nhất trí cả “hai tay”, sẵn sàng đóng góp cáckhoản gọi là “phí vệ sinh” để thuê nhân công dọn vệ sinh trường lớp định kỳthay cho con em mình có thêm thời gian học tập. Xét về khía cạnh nào đó, đây làsự thể hiện mối quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, nhà trường đến việc học tập củacon em. Tất cả đều muốn dành hết tâm lực, vật lực để con cái mình tranh thủ“nhồi” kiến thức càng nhiều càng tốt. Ðiều đó không sai, nhưng nếu xét một cáchtoàn cục, liệu một học sinh từ bậc tiểu học đến hết bậc THPT mà không tham giamột buổi lao động tập thể, không hề biết rằng chỗ mình học tập hàng ngày sạchsẽ là do đâu thì liệu có tốt không?

Do đó, thay vì hàng năm bắt đónggóp, nhà trường cần phải đưa vào chương trình học tập những buổi lao động tậpthể, xem đây như là môn học ngoại khóa bắt buộc để rèn luyện học sinh. Tuynhiên, đem vấn đề này trao đổi với lãnh đạo một số trường học trên địa bàn tỉnh,đa phần đều có chung câu trả lời là phụ huynh không muốn cho con mình tham gialao động ở lớp, ở trường, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc học tập. Thậm chí,một số người còn lý luận rằng, không thể chấp nhận việc con mình với bộ đồ áotrắng tinh, tươm tất lại phải cầm cây chổi dọn vệ sinh trước giờ học chính. Vìthế, mỗi năm, ngoài các khoản đóng góp khác, họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiềnđể nhà trường thuê người làm thay.

Từ những suy nghĩ trên mà những nămgần đây, danh mục các khoản đóng góp tự nguyện của học sinh ở các trường ngàycàng dài thêm, trong đó có khoản phí dọn vệ sinh, chăm sóc cây xanh…Với xu thế“dịch vụ hóa” này, liệu dần dần tuổi trẻ học đường có quên đi trách nhiệm trongviệc chung tay bảo vệ môi trường. Trong khi đó, về lý thuyết mà các em được họclà phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường bằng việc trồng,chăm sóc cây xanh, không xả rác bừa bãi… Từ đây cho thấy, việc gia đình, nhàtrường mạnh dạn để học sinh mình tham gia vào các buổi lao động ở trường, lớplà điều hết sức cần thiết. Bởi thông qua đó, các gia đình không chỉ giảm bớtmột khoản đóng góp đáng kể mà còn giáo dục học sinh biết cách quý trọng giá trịsức lao động, rèn luyện tính tự lập, tự giác, sáng tạo trong cuộc sống hàngngày.

Hà An

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/dien-dan/giao-duc-hoc-sinh-tu-lao-dong-18703.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/dien-dan/giao-duc-hoc-sinh-tu-lao-dong-18703.html
x
    Nổi bật
        Mới nhất
        Giáo dục học sinh từ lao động
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO