Đời sống

Giải pháp phát triển du lịch bền vững vùng công viên địa chất toàn cầu

Hồng Duyên - Dương Phong 25/08/2024 15:14

Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) đã tái công nhận CVĐCTC UNESCO Đắk Nông. Các nhà quản lý, khoa học đã "hiến kế" để quản trị tốt, phát triển bền vững CVĐCTC UNESCO Đắk Nông.

Các ý kiến đều cho rằng tỉnh Đắk Nông cần có sự cam kết của cộng đồng dân cư; sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của nhiều địa phương, có chiến lược vừa toàn diện, bao trùm với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển các mô hình du lịch cộng đồng gắn với các giá trị của công viên địa chất

MT 1

CVĐCTC UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đã vận hành hiệu quả các mô hình du lịch cộng đồng/các làng văn hóa du lịch cộng đồng. Trong đó, nhiều mô hình đã tồn tại và vận hành, tạo ra các sản phẩm du lịch trước khi xây dựng thành công danh hiệu CVĐCTC.

Học tập kinh nghiệm từ 2 công viên này, tỉnh Đắk Nông sẽ tập trung phát triển các mô hình du lịch cộng đồng gắn với các giá trị của công viên địa chất.

Nhà triển lãm âm thanh (Điểm 31, Tuyến 3 - Âm vang từ Trái đất) ở phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa giúp du khách trải nghiệm sự kết hợp giữa các giá trị về địa chất và văn hóa
Nhà triển lãm âm thanh (Điểm 31, Tuyến 3 - Âm vang từ Trái đất) ở phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa giúp du khách trải nghiệm sự kết hợp giữa các giá trị về địa chất và văn hóa

Cùng với sự đồng hành của công viên địa chất toàn cầu, người dân địa phương được cung cấp thêm những kiến thức đặc trưng về địa chất, văn hóa, đa dạng sinh học để lồng ghép vào trong những sản phẩm du lịch của địa phương mình, mang lại cho du khách những câu chuyện thú vị về sự hình thành và phát triển của vùng đất, văn hóa với sự đan xen và hòa quyện của các giá trị di sản.

Thung lũng Mặt trời mọc (Điểm số 9, Tuyến 1 - Trường ca của lửa và nước) nằm ở xã Nâm N’đir, huyện Krông Nô là nơi thể hiện rõ nhất sự gặp gỡ giữa hai thế lực siêu nhiên lửa và nước
Thung lũng Mặt trời mọc (Điểm số 9, Tuyến 1 - Trường ca của lửa và nước) nằm ở xã Nâm N’đir, huyện Krông Nô là nơi thể hiện rõ nhất sự gặp gỡ giữa hai thế lực siêu nhiên lửa và nước

Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là CVĐCTC vào năm 2020 và là thành viên trẻ nhất trong Mạng lưới Công viên địa chất quốc gia Việt Nam. Ở khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam, hiện mới chỉ có CVĐCTC UNESCO Đắk Nông. Đắk Nông hướng đến việc kết nối với các điểm đến di sản trong Con đường di sản miền Trung - Tây Nguyên để đưa các điểm đến của CVĐCTC UNESCO Đắk Nông đến gần hơn với du khách.

Khai thác lợi thế du lịch từ CVĐCTC UNESCO Đắk Nông

MT 3

Với những lợi thế có được từ danh hiệu CVĐCTC UNESCO Đắk Nông, tỉnh chú trọng quảng bá hình ảnh du lịch; tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo và thu hút đầu tư, hợp tác.

Danh hiệu UNESCO là một thương hiệu toàn cầu uy tín. Tỉnh Đắk Nông đã và đang sử dụng danh hiệu UNESCO trong các chiến dịch quảng bá, trong các tài liệu, website và mạng xã hội. Đây là cách làm giúp tăng cường sự chú ý và thu hút du khách quốc tế.

Việc sử dụng danh hiệu UNESCO như một lợi thế cạnh tranh để tỉnh thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, khu nghỉ dưỡng và các dịch vụ du lịch chất lượng cao.

Hang động núi lửa (Điểm số 13, Tuyến 1 - Trường ca của lửa và nước) nằm trong khu vực rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp, là một trong những điểm đến quan trọng đối với các nhà khoa học và du khách ưa mạo hiểm, khám phá
Hang động núi lửa (Điểm số 13, Tuyến 1 - Trường ca của lửa và nước) nằm trong khu vực rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp, là một trong những điểm đến quan trọng đối với các nhà khoa học và du khách ưa mạo hiểm, khám phá

Với các giá trị đặc trưng về địa chất, địa mạo và văn hóa, cùng thương hiệu CVĐCTC Đắk Nông – Xứ sở của những âm điệu, tỉnh Đắk Nông ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc thù và duy nhất tại Việt Nam như khám phá hang động dài nhất Đông Nam Á (hang C7), khám phá hang động có dấu vết cư trú của người tiền sử duy nhất trên thế giới (hang C6.1), … cùng 3 tuyến trải nghiệm với 41 điểm đến hấp dẫn, là sự đan xen, kết hợp giữa các yếu tố văn hóa, địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực.

Trong thời gian tới, tỉnh Đắk Nông tiếp tục tích cực tham gia các hội nghị của Mạng lưới CVĐC châu Á – Thái Bình Dương và của Mạng lưới CVĐCTC; xúc tiến du lịch tại các hội chợ du lịch quốc gia và quốc tế để quảng bá hình ảnh và thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Đắk Nông.

Khoanh vùng giá trị di sản CVĐCTC UNESCO Đắk Nông

mt2.jpg

Đắk Nông có một hệ thống núi lửa rất trẻ, sản sinh ra một hệ thống hang động núi lửa đồ sộ, đặc sắc nhất khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Đặc biệt nhất so với toàn thế giới cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam, các nhà khoa học đã tìm ra các di chỉ khảo cổ của người tiền sử, có cả bộ di cốt người tiền sử trong hang động núi lửa.

Các bạn trẻ tham quan hang động núi lửa tại huyện Krông Nô
Các bạn trẻ tham quan hang động núi lửa tại huyện Krông Nô

Đắk Nông cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để nâng cao nhận thức cộng đồng về các giá trị di sản và cùng chính quyền địa phương xây dựng, phát triển CVĐC. Tỉnh Đắk Nông cũng cần triển khai công tác khoanh vùng các giá trị di sản để biết rõ đâu là nơi bảo tồn còn đâu là nơi được phép phát triển.

Bảo đảm hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường

MT 6

Đối với các CVĐCTC, phát triển du lịch bền vững nhằm gắn phát triển du lịch với những giá trị cảnh quan môi trường và các giá trị địa phương, do cộng đồng dân cư địa phương quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

Mô hình phát triển du lịch tại CVĐCTC đã đem lại nhiều lợi ích, vừa phát huy các nét đẹp văn hóa, vừa bảo đảm đa dạng và bền vững sinh kế cho người dân địa phương.

bai-2_2.jpg
Hiện nay việc khai thác khoáng sản tại núi lửa Nâm Kar đã tạm dừng để bảo tồn nguyên vẹn những di sản địa chất này (Ảnh: Đinh Thanh Hải)

Với tiềm năng, những giá trị độc đáo và khác biệt, cho phép địa phương xác định lợi thế so sánh, nhằm đầu tư vào công tác nghiên cứu, quy hoạch điểm đến, để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, mới lạ tại hệ thống hang động núi lửa, các miệng núi lửa, cánh đồng dung nham...

Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển tại Đắk Nông chưa được chú ý. Việc khai thác tài nguyên tại các điểm di sản còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, thiếu tổ chức, thiếu sự quy hoạch tổng thể. Để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch bền vững, tỉnh Đắk Nông phải xây dựng các mô hình bảo đảm hài hòa các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho các điểm đến thuộc CVĐCTC

MT 4

Việc phát triển du lịch bền vững là một quá trình lâu dài, hiệu quả mang lại phải tương thích với các lĩnh vực kinh tế - xã hội có liên quan. Hàng năm, huyện Đắk Glong đều chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do tỉnh tổ chức để nâng cao kiến thức về CVĐCTC.

Cảnh quan hồ Tà Đùng (Điểm 32, Tuyến 3 - Âm vang từ trái đất) ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong được ví như Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên với cảnh sắc hữu tình, không khí trong lành
Cảnh quan hồ Tà Đùng (Điểm 32, Tuyến 3 - Âm vang từ trái đất) ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong được ví như Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên với cảnh sắc hữu tình, không khí trong lành

Để phát triển du lịch, khai thác thế mạnh của các điểm đến trong CVĐCTC Đắk Nông, công tác đào tạo nâng cao năng lực nhân sự quản lý của các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử, nhân sự phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương trong vùng CVĐCTC UNESCO Đắk Nông cần được quan tâm.

Hiện huyện Đắk Glong đang rất thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn, kỹ năng để phục vụ phát triển du lịch. Trong thời gian tới, địa phương mong muốn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, Ban Quản lý CVĐCTC Đắk Nông sẽ hỗ trợ huyện Đắk Glong trong lĩnh vực này.

Hình thành các sản phẩm đặc trưng vùng CVĐCTC

MT 5

Là vùng lõi và sở hữu nhiều cảnh quan, điểm đến di sản quan trọng nên việc Khai thác hiệu quả các điểm di sản, thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm tại các điểm di sản CVĐCTC trên địa bàn huyện Krông Nô sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thác Đray Sáp (Điểm số 12, Tuyến 2 - Trường ca của lửa và nước) nằm ở xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô Là một trong những ngọn thác đẹp và hùng vĩ nhất Tây Nguyên, được công nhận danh thắng cấp Quốc gia
Thác Đray Sáp (Điểm số 12, Tuyến 2 - Trường ca của lửa và nước) nằm ở xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô Là một trong những ngọn thác đẹp và hùng vĩ nhất Tây Nguyên, được công nhận danh thắng cấp Quốc gia

Bên cạnh việc định hướng phát triển các tuyến tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch canh nông cũng là mô hình phát triển bền vững, tạo sinh kế cho cư dân sinh sống trong khu vực CVĐCTC Đắk Nông, đặc biệt là huyện Krông Nô.

Huyện Krông Nô đã hình thành cánh đồng sản xuất lúa VietGAP ở xã Buôn Choáh với diện tích trên 600 ha; mô hình bơ núi lửa Krông Nô; mô hình sản xuất cà phê theo chuẩn 4C, UTZ, cây dược liệu…

x
    Nổi bật
        Mới nhất
        Giải pháp phát triển du lịch bền vững vùng công viên địa chất toàn cầu
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO