Kinh tế

Giải pháp liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản Đắk Nông

Lê Dung 18/03/2025 15:27

Đắk Nông đang triển khai nhiều giải pháp phát triển liên kết sản xuất và kết nối tiêu thụ cho một số sản phẩm nông sản chủ lực và tiềm năng của địa phương.

img_7441.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

Sáng 18/3, Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Nông phối hợp với Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển liên kết sản xuất và kết nối tiêu thụ một số sản phẩm nông sản chủ lực và tiềm năng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030”.

img_7455.jpg
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Đắk Nông Ngô Xuân Đông thông tin về những giải pháp đang hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, HTX liên kết, tiêu thụ hàng hóa

Đắk Nông hiện có 65 tổ chức sản xuất nông sản liên kết theo chuỗi giá trị thuộc 9 ngành hàng nông sản và khoảng 9.660 hộ dân tham gia. Trong đó, bao gồm các ngành hàng: cà phê, hồ tiêu, điều, mắc ca.

Ngoài các nông sản chủ lực, một số nông sản địa phương cũng dần hình thành liên kết chuỗi giá trị như: gạo Buôn Chóah, ngô giống, rau, đậu, trái cây. Song song với đó là chuỗi giá trị chăn nuôi heo, gia cầm với hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và hộ gia đình hoặc HTX…

img_7478.jpg
Đại diện Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu mắc ca sachi Thịnh Phát trao đổi các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho doanh nghiệp

Để hình thành và phát triển các liên kết sản xuất, Đắk Nông có rất nhiều chủ trương chính sách, kế hoạch thực hiện để thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất, giúp nâng tầm vị thế nông sản địa phương.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa hình thành được các chuỗi giá trị xuất khẩu, các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng để xây dựng thương hiệu cho nông sản Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

img_7442.jpg
Chuyên gia nêu các giải pháp về chính sách thúc đẩy liên kết, tiêu thụ nông sản cho Đắk Nông

Tại Hội thảo, các chuyên gia, ngành, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản chủ lực và tiềm năng trong thời gian tới.

Đó là tăng cường vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong thực hiện các thỏa thuận giữa các bên khi tham gia liên kết; chính sách phát triển thương hiệu, nhãn hiệu nông sản; chuyển đổi số, quy hoạch, cơ cấu lại ngành, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và đầu tư cơ sở hạ tầng…

x

Nổi bật

    Mới nhất
    Giải pháp liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản Đắk Nông
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO