Đóng cửa phiên giao dịch 4/3, giá thép thanh kỳ hạn tháng 4 trên Sở Giao dịch Thượng Hải (SHFE) giảm 0,8% (29 nhân dân tệ) về mức 3.253 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt trên Sàn Đại Liên (DCE) giảm tiếp 1,3% (10,5 nhân dân tệ/tấn) về mức 794 nhân dân tệ/tấn; Sàn Singapore tăng 0,95 USD lên 100,83 USD/tấn, tuy nhiên sáng nay giá đã đảo chiều giảm về mốc 100 USD.

Ấn Độ, nhà sản xuất thép thô lớn thứ hai thế giới, đã nhập khẩu lượng thép thành phẩm kỷ lục trong giai đoạn năm tài chính từ tháng 4/2024 đến tháng 1/2025 và trở thành nước nhập khẩu thép ròng, theo báo cáo của Reuters. Năm tài chính của Ấn Độ kéo dài từ tháng 4/2024 đến tháng 3/2025.
Trong đó, nhập khẩu thép thành phẩm từ Hàn Quốc đạt 2,4 triệu tấn, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc trở thành nhà xuất khẩu thép lớn nhất sang Ấn Độ trong giai đoạn này.
Theo đó, lượng thép thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 2,3 triệu tấn trong khoảng thời gian này, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu thép thành phẩm từ Nhật Bản đạt 1,8 triệu tấn, tăng 88,6%. Như vậy, nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm 78% tổng lượng nhập khẩu thép thành phẩm của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, lượng nhập khẩu đáng chú ý từ Indonesia đạt 0,3 triệu tấn, cao gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước.
Dữ liệu cho thấy thép cuộn cán nóng hoặc thép tấm là các loại thép được nhập khẩu nhiều nhất, trong khi thép thanh dẫn đầu về sản lượng trong danh mục sản phẩm thép không dẹt.
Vào tháng 12/2024, Ấn Độ đã khởi động một cuộc điều tra để xác định liệu có cần áp thuế tự vệ hoặc thuế tạm thời nhằm kiềm chế tình trạng nhập khẩu thép tràn lan hay không.
Tháng trước, Bộ trưởng Thép Ấn Độ H.D. Kumaraswamy nói với Reuters rằng, Chính phủ có thể áp thuế tự vệ từ 15% đến 25% đối với thép nhập khẩu.
Trong khi đó, xuất khẩu thép thành phẩm của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất 7 năm qua, vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 1. Xuất khẩu thép thành phẩm sang Ý, thị trường xuất khẩu lớn nhất, đã giảm gần một nửa trong giai đoạn này. Xuất khẩu sang Bỉ, Nepal và Tây Ban Nha cũng giảm trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 1.
Giá thép trong nước
Trong nước, giá thép xây dựng tại các doanh nghiệp vẫn bình ổn. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.480đ/kg, trong khi thép CB300 ở mức 13.580đ/kg. Ở các doanh nghiệp khác, giá thép CB240 dao động khoảng 13.360 – 13.800đ/kg, trong khi thép D10 CB300 khoảng 13.560 – 13.850 đ/kg.

Khu vực miền Bắc: Thép Việt Đức, thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.840 đồng/kg. Thép VAS: Thép cuộn CB240 giữ ở mức 13.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.700 đồng/kg.
Thép Việt Ý: Thép cuộn CB240 giá 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Sing: Thép cuộn CB240 có giá 13.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.800 đồng/kg.
Khu vực miền Trung: Thép Việt Đức, thép cuộn CB240 có giá 13.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 14.340 đồng/kg. Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.840 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 giá 13.910 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.960 đồng/kg.
Khu vực miền Nam: Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giữ giá 13.840 đồng/kg. Thép VAS: Thép cuộn CB240 giá 13.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.800 đồng/kg. Thép TungHo: Thép cuộn CB240 có giá 13.600 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.850 đồng/kg./.