Giá sắt thép thế giới
Mở cửa phiên giao dịch 21/4, giá thép thanh kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Thượng Hải đi ngang quanh mức 3.015 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Đại Liên nhích 0,4% (3,5 nhân dân tệ) về mức 762 nhân dân tệ/tấn, còn giá quặng trên Sàn Singapore tăng 0,5 USD lên mức 99,8 USD/tấn.

Trong nửa đầu tháng 4, giá chào mua phôi thép thương mại tại các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã giảm 11 USD/tấn, xuống còn 449 USD/tấn CFR tính đến ngày 18/4. Theo Kallanish, trong tuần trước, một số nhà máy ở Saudi Arabia buộc phải bán phôi thép với giá 520 USD/tấn EXW (giá xuất xưởng).
Trong khi đó, mức giá hòa vốn ước tính của họ là 533 USD/tấn EXW, tính theo chi phí thu mua và xử lý thép phế. Một đại diện của một công ty cho biết, nếu tạm thời dừng sản xuất, khoản lỗ còn lớn hơn do chi phí khởi động lại thiết bị.
Tại khu vực Nam Âu, giá phôi thép cũng giảm 3 EUR/tấn trong nửa đầu tháng 4, xuống còn 492 EUR/tấn EXW tính đến ngày 18/4. Tương tự như tại các nước GCC, nguyên nhân là do giá thép cây giảm. Các nhà máy cán lại từ chối mua phôi với giá tháng 3, buộc các nhà sản xuất phải nhượng bộ.
Tại Trung Quốc, trong nửa đầu tháng, giá phôi thép giảm 11 USD/tấn. Tính đến ngày 12/4, giá chào bán từ các nhà máy đã giảm xuống còn 407 USD/tấn EXW. Tồn kho phôi tại kho hàng ở Đường Sơn trong tuần trước giảm 67.900 tấn, xuống còn 731.200 tấn tính đến ngày 14/4. Điều này tạo tiền đề cho khả năng giá tăng. Tuy nhiên, yếu tố này lại bị triệt tiêu bởi việc các nhà sản xuất tích trữ thêm thép cây, cho thấy nhu cầu yếu đối với sản phẩm hoàn thiện.
Trong bối cảnh này, các nhà máy cán lại tại khu vực Trung Đông ưu tiên nhập khẩu phôi từ Đông Nam Á. Đặc biệt, tờ Kallanish đã xác nhận có những lô hàng lớn từ Trung Quốc và Indonesia.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, giá phôi thép trong nửa đầu tháng 4 giảm 10 USD/tấn, xuống còn 520 USD/tấn EXW, tính đến ngày 11/4. Các nhà sản xuất thép cây trong nước không vội bổ sung phôi do nhu cầu yếu từ các công ty xây dựng và đang chờ giá tiếp tục giảm. Họ cũng ưu tiên nhập khẩu từ Đông Nam Á nếu cần thiết.
Như đã đưa tin, kể từ tháng 4, giá điện tại Oman đã tăng 33% trong giờ cao điểm. Mức giá điện tăng này sẽ kéo dài đến cuối tháng 7 nhằm ưu tiên cung cấp điện cho các hộ gia đình trong mùa nóng.
Ban đầu, người ta kỳ vọng rằng trong bối cảnh này, giá thép cây tại khu vực Trung Đông sẽ tăng do công suất sản xuất bị giảm, từ đó tạo điều kiện để các nhà sản xuất phôi tăng giá. Tuy nhiên, hiện tại có thể thấy rằng với nhu cầu yếu đối với thép cây, việc hạn chế sản xuất chỉ có thể giúp ổn định giá thép chứ không đẩy giá lên được.
Giá thép trong nước
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.690 đồng/kg.
Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.500 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.800 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240, có giá 13.450 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 13.650 đồng/kg.
Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.330 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.380 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240, ở mức 13.630 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.750 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.200 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.740 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, thép cuộn CB240, ở mức 13.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.650 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.480 đồng/kg.