Giá tăng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Kinh tế
Nguyễn Lương 01/03/2023 09:53

Những tháng đầu năm, giá nhiên, vật liệu các loại tiếp tục tăng.  Trong khi, giá nhiều loại nông sản lại xuống thấp, buộc người dân phải thắt chặt chi tiêu.

ADQuảng cáo

Giá gas, xăng nhảy vọt

Xăng dầu là mặt hàng được điều chỉnh tăng liên tiếp trong những tháng đầu năm. Mới đây nhất, ngày 13/2, liên Bộ Công thương - Tài chính đã tăng giá bán lẻ đối với mặt hàng này.

Theo đó, tại thị trường Đắk Nông, giá xăng tăng từ 550 - 630 đồng/lít so với lần điều chỉnh trước vào cuối tháng 1/2023. Riêng xăng Ron95-III hiện đã vượt ngưỡng 24.000 đồng/lít. Như vậy, chỉ tính từ đầu năm 2023 đến nay, xăng đã có 3 lần tăng giá.

img_2428(3).jpg
Giá xăng tăng, khiến chi phí, giá các sản phẩm khác tăng theo

Giá xăng tăng khiến chi phí vận chuyển tăng, dẫn đến giá thành nhiều loại sản phẩm tăng lên. Điều này tác động đến giá cả hàng hóa thiết yếu trên thị trường tăng theo.

Từ đầu tháng 2/2023, giá gas bán lẻ cũng tăng mạnh. Hiện nay, mỗi bình gas loại 12 kg có giá 430.000 đồng/bình, tức tăng 65.000 đồng/bình so với tháng trước.

Giá xăng, gas tăng cao, nhiều hàng hóa thiết lập mặt bằng giá mới. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đời sống thị trường, các hộ kinh doanh bán lẻ.

Bà Lê Thị Lan, chủ tạp hóa Phương Lan, chợ Gia Nghĩa cho hay, thông thường sau rằm tháng Giêng, sức mua ở chợ được nhích lên dần. Vậy nhưng, đến hiện tại, sức tiêu thụ ở chợ vẫn giảm sâu đến khoảng 60% so với cùng kỳ các năm trước.

0f2bea38-6844-4145-998c-155a0336d608(1).jpeg
Giá cả tăng cao, nên sức tiêu thụ của người tiêu dùng thời điểm này giảm nhiều

Sức mua giảm, nhưng giá nhiều loại hàng hóa vẫn tăng cao. Đơn cử, so với cách đây vài tháng, giá dầu ăn tăng từ 7.000 -8.000 đồng/chai loại 1 lít; nước mắm cũng tăng từ 1.000-2.000 đồng/chai loại 1 lít…

ADQuảng cáo

“Giá cả các mặt hàng tăng, đời sống kinh tế của người dân đang gặp khó khăn. Tình hình mua, bán trở nên ế ẩm hơn”, bà Lan cho biết.

Thắt lưng, buộc bụng

Các mặt hàng đều tăng giá, vấn đề chi tiêu cũng được người tiêu dùng cân nhắc. Chị Đặng Phương Nhung, phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) khá đau đầu với các khoản chi tiêu trong gia đình.

Theo chị Nhung, gia đình chị có 4 người. Hai vợ chồng làm công chức, với mức lương ở tầm trung bình. Trước đây, chị chi tiêu khoảng 200.000 đồng/ngày là đủ cho cả gia đình.

Thời điểm này, thực phẩm, thậm chí các loại gia vị, đồ khô cũng tăng cao, nên chi phí hằng ngày cũng cao hơn. Đó là chưa kể tiền gas đã tăng 15% so với trước.

“Gia đình hiện nay phải tính toán làm sao để tiết giảm chi phí nhất có thể. Còn cứ theo đà tăng này, cuộc sống sẽ ngày càng khó khăn hơn”, chị Nhung chia sẻ.

024a40f5-1fa4-417c-a604-2d87b04b213f-1-.jpeg
Nhiều người tiêu dùng "thắt lưng, buộc bụng" trong chi tiêu để đảm bảo mọi sinh hoạt

Còn đối với bà Trần Thị Lài, ở phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) đã giảm số lần đi chợ trong tuần để tiết giảm chi phí.

“Trước đây, tôi đi chợ hằng ngày. Giờ giá cả tăng cao, mỗi tuần tôi đi chợ khoảng 3 lần. Gia đình tăng cường nuôi gà, trồng thêm rau để cải thiện bữa ăn, giảm chi phí sinh hoạt”, bà Lài cho biết.

Mặt bằng giá tiêu dùng biến động cũng tạo sức ép không nhỏ đến các tiểu thương, hộ kinh doanh. Anh Nguyễn Văn Tùng, chủ quán bán đồ ăn sáng tại Gia Nghĩa cho hay, khi giá gas tăng đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của gia đình.

Trung bình mỗi tháng, anh sử dụng 12 - 13 bình gas (loại 12 kg/bình). Hiện nay, cứ mỗi bình gas tăng lên 65.000 đồng, chi phí cũng “đội” thêm hơn 800.000 đồng/tháng. Chưa kể, giá nguyên liệu, thực phẩm để chế biến cũng tăng nên anh phải cân đối lại các khoản chi phí.

“Chúng tôi chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ giá bán, nhằm bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh”, anh Tùng chia sẻ.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giá tăng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO