Cập nhật mới nhất giá sầu riêng hôm nay 23/1
Giá sầu riêng hôm nay 23/1/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang. Hiện tại, giá sầu riêng Ri6 đẹp tại khu vực miền Tây Nam bộ đạt 115.000 đồng/kg. Theo ghi nhận, giá sầu riêng Thái đẹp cao nhất vọt lên mức 175.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá sầu riêng tại vườn hôm nay: Sầu riêng Ri6 ở mức 90.000 – 115.000 đồng/kg; giá sầu riêng Thái ở mức 150.000 – 175.000 đồng/kg; sầu riêng Musangking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 90.000 – 115.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 112.000-115.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 172.000 – 175.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 154.000 – 155.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 90.000 – 110.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 170.000 -173.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 150.000 – 153.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 90.000 – 110.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 170.000 -173.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 150.000 – 153.000 đồng/kg.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 23/1. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tăng trưởng đột phá, trở thành trái cây tỷ USD mới của nước ta nhờ có nhiều lợi thế nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh. Nông dân ở nhiều vùng trồng sầu riêng đã thành tỷ phú khi sầu riêng được thu mua với giá cao chót vót.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), tổng diện tích sầu riêng năm 2023 ở nước ta ước khoảng 131.000ha, tăng 20% so với năm 2022. Nhưng chỉ 51% diện tích sầu cho thu hoạch, sản lượng đạt 1 triệu tấn.
Thực tế, diện tích sầu riêng vẫn không ngừng được mở rộng. Các chuyên gia cho rằng, 10 năm tới sầu riêng Việt vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây là cây lâu năm, trồng 6-7 năm mới ra quả và không phải vùng nào cũng trồng được loại cây này.
Trong khi sầu riêng hiện có thể xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu ở dạng cấp đông nguyên trái, cấp đông múi. Trung Quốc vẫn là nước "ăn" sầu riêng mạnh nhất, các nước khác mới bắt đầu tìm hiểu nên thị trường của loại trái cây này ngày càng lớn, có trồng khắp Việt Nam cũng không đủ bán.
Hiệp hội rau quả Việt Nam cũng nhận định, khoảng chục năm nữa sầu riêng Việt không phải lo vấn đề thị trường. Vấn đề của ngành sầu riêng hiện nay là xây dựng thương hiệu, tăng độ nhận diện tại thị trường quốc tế.
Tại Trung Quốc, người tiêu dùng ngày càng chuộng hàng có thương hiệu, trong khi thương hiệu sầu riêng Việt Nam vẫn mờ nhạt. Còn Thái Lan và Malaysia lại làm rất tốt việc quảng bá thương hiệu.
Bên cạnh đó, giá sầu tăng cao dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, nhà vườn cắt cả trái sầu non, ảnh hưởng đến chất lượng sầu. Do đó, phải nâng cao chất lượng, sản xuất theo chuỗi liên kết thì ngành hàng này mới phát triển bền vững và cạnh tranh được.