Cập nhật mới nhất giá sầu riêng hôm nay 21/4
Giá sầu riêng hôm nay 21/4/2024 tiếp tục đứng ở mức thấp, giá cao nhất ở miền Tây Nam bộ và thấp nhất ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Sầu riêng Ri6 hàng đẹp đứng ở mức cao nhất là 88.000 đồng/kg. Giá sầu riêng Thái tại khu vực miền Tây Nam bộ đứng mức cao nhất là 115.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá sầu riêng tại vườn hôm nay: Sầu riêng Ri6 ở mức 65.000 – 88.000 đồng/kg; giá sầu riêng Thái ở mức 85.000 – 115.000 đồng/kg; sầu riêng Musangking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 70.000 – 88.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 85.000-88.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 113.000 – 115.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 93.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 70.000 – 83.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 110.000 -113.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 85.000 – 90.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 65.000 – 82.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 110.000 - 113.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 85.000 – 90.000 đồng/kg.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 21/4. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Năm 2024, thị trường Trung Quốc tiếp tục mở ra hướng đi bền vững, chính ngạch cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là với sầu riêng. Giá sầu riêng giảm như hiện nay là do Thái Lan vào vụ cạnh tranh mạnh với sầu riêng Việt Nam.
Trong khi đó, sầu riêng tươi của Việt Nam đã xuất khẩu đến 24 thị trường, sầu riêng đông lạnh cũng đã xuất khẩu đến 23 thị trường. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 2 tỷ USD, chiếm 91% tổng giá trị xuất khẩu loại trái cây này của Việt Nam.
Dung lượng thị trường sầu riêng của Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD và cả thế giới là 28,6 tỷ USD vào năm 2025. Do đó, cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc nói riêng và các thị trường khác nói chung còn rất lớn, giá sẽ không thể giảm quá sâu.
Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, dung lượng thị trường sầu riêng của Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD và cả thế giới là 28,6 tỷ USD vào năm 2025. Mức độ tăng trưởng của ngành sầu riêng trong giai đoạn 2019 - 2025 được dự báo khoảng 7,2%/năm. Đây được coi là cơ hội lớn cho trái sầu riêng Việt Nam nếu phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới, thay vì chỉ chạy theo giá và không chú trọng chất lượng.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, để mở rộng thị trường xuất khẩu cho sầu riêng Việt Nam không chỉ tại Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới, sầu riêng Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng sầu riêng, tập trung vào các khâu: Bảo quản, sơ chế, chế biến để gia tăng giá trị.
Cụ thể, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại, đặc biệt là ruồi đục quả và các loài rệp sáp; đáp ứng được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; thực hiện đúng quy cách về đóng gói, thông tin trên bao bì để bảo đảm truy xuất nguồn gốc chính xác.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp, người dân và cơ quan quản lý cần đáp ứng yêu cầu về nhật ký, hồ sơ sản xuất cũng như các chương trình giám sát an toàn thực phẩm trước khi thu hoạch mà phía Trung Quốc yêu cầu.
Sầu riêng của ta phải được thiết lập, xây dựng bằng các mã số vùng trồng cho từng loại, cơ sở sơ chế, đóng gói nhằm đáp ứng các yêu cầu truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Quy định này trước mắt phục vụ xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, đồng thời cũng là cơ sở để Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang thị trường khác như Mỹ, EU và Nhật Bản.