Cập nhật mới nhấtgiá sầu riêng hôm nay 1/10/2023: Sầu Thái giá cao 73.000 đồng/kg ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên
Giá sầu riêng hôm nay 1/10/2023 duy trì đà đi ngang ở tất cả chủng loại sầu riêng. Giá sầu Thái xô cao nhất 68.000 đồng/kg tại Tây Nam bộ, giá sầu riêng Thái đẹp lựa lại gây bất ngờ khi đứng vững trong khoảng 68.000 - 73.000 đồng/kg tại các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Riêng sầu riêng Ri6 giá vẫn không đổi nhiều ngày nay...
Cụ thể, tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, mức giá này giữ ổn định so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-52.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Sầu riêng Thái hàng đẹp lựa có giá 70.000 - 75.000 đồng/kg, loại này có giá không đổi so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 63.000-68.000 đồng/kg, loại này hôm nay cũng đi ngang so với giá hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, đi ngang so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua.
Sầu riêng Thái hàng đẹp lựa có giá 68.000 - 73.000 đồng/kg, loại này giữ ổn định so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 60.000-65.000 đồng/kg, loại này không đổi so với giá hôm qua.
Giá sầu riêng hôm nay 1/10, tại khu vực Tây Nguyên, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của ngày hôm qua.
Sầu riêng Thái đẹp lựa có giá 68.000 - 73.000 đồng/kg, loại này đi ngang so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 60.000-65.000 đồng/kg, loại này cũng đi ngang giá so với giá hôm qua.
Dưới đây là bảnggiá sầu riêng hôm naytham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 1/10. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Làm sao để có một dàn lá sầu riêng đẹp và khoẻ mạnh
Lá cây là bộ phận quan trọng thiết yếu đối với tất cả cây trồng. Chức năng chính của lá cây là quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra ở lá còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật.
Lá quan trọng như thế nào đồi với cây sầu riêng?
Ở cây sầu riêng việc nuôi dưỡng được một tán lá đẹp xem như đã thành công một nửa trong việc chăm sóc cây sầu riêng. Lá sầu riêng thuộc nhóm lá rộng với mặt trên có màu xanh thẫm (chứa nhiều diệp lục), mặt dưới có màu đồng. Một năm cây sầu riêng ra rất nhiều đợt lá, trung bình 4 – 5 lần ở cây giai đoạn kiến thiết, ở những cây lâu năm quá trình này diễn ra chậm hơn, khoảng 1 – 2 lần trên năm.
Có thể quan sát vào lá để nhận biết đó có phải là một cây sầu riêng khoẻ mạnh hay không. Cây sầu riêng khoẻ mạnh thì lá to dày, xanh bóng, lá phủ cánh các cành, tán là mọc đều về các hướng tạo thành hình chóp. Cây sầu riêng yếu sẽ có bộ lá kém phát triển, cành xơ xác rụng sạch lá, lá còn thì ngả vàng dễ rụng.
Thông thường người nông dân chỉ chú tâm vào việc ra hoa đậu trái nhưng lại quên mất không có lá thì lấy đâu dinh dưỡng để nuôi quả. Bà con nên nhớ rằng lá cây sầu riêng chính là nguồn dinh dưỡng dự trữ để nuôi dưỡng quả. Cây hấp thu dinh dưỡng từ đất nước và không khí, dự trữ trong lá và chồi non, đợi đến lúc cây ra hoa sẽ được chuyển đến phần hoa để nuôi trái.
Vậy làm sao để có một dàn lá sầu riêng đẹp và khoẻ mạnh để sẵn sàng cho mùa sầu riêng?
Bà con nên chú ý đến cây sầu riêng ngay từ những năm đầu tiên, việc bổ sung dinh dưỡng đi kèm phòng chống nấm bệnh trên cây sẽ giúp cho cây phát triển khoẻ mạnh. Cân bằng giữa hữu cơ và vô cơ. Đồng thời phòng bệnh thường xuyên cho cây.
Không nên để vườn quá rập rạp, sẽ bị cạnh tranh ánh sáng.
Cắt tỉa các cành mọc vượt, cành mọc đan vào nhau.
Không nên để cây quá khô hạn, chủ động trong việc tưới tiêu.
Đề phòng các loại côn trùng gây hại cho lá như: Rầy xanh tấn công đọt non; nhện đỏ tấn công lá già; bọ trĩ chích hút chồi non;…
Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu để phát triển lá, chồi non phát triển kéo theo lá phát triển. Cần cung cấp một lượng đạm nhất định để phát triển chồi non, bên cạnh đó giúp già hoá bộ lá nên cung cấp phân lân hợp lí. Tuy nhiên cũng không thể thiếu các chất vi lượng như Mg, Canxi, Zn, Fe,… tuy không nhiều nhưng không thể thiếu.