Giá thu mua sầu riêng ở khu vực ĐBSCL như sau: Ri6 loại A ở mức 80.000 - 100.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 loại B ở mức từ 60.000 - 78.000 đồng/kg, Ri6 loại C- D thương lượng. Hàng kem có giá từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Ri6 VIP loại A có giá từ 100 đồng/kg, loại B có giá từ 80.000 đồng/kg.
Sầu riêng Thái A có giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg, loại B có giá từ 110.000 - 130.000 đồng/kg, loại C có giá từ 50.000 – 60.000 đồng/kg. Hàng kem từ 20.000 – 25.000 đồng/kg.

Sầu riêng Chuồng Bò loại A có giá từ 70.000 – 75.000 đồng/kg, loại B có giá từ 50.000 – 55.000 đồng/kg, loại C thương lượng; Sầu riêng Sáu Hữu loại A có giá 80.000 – 90.000 đồng/kg, loại B có giá 60.000 – 70.000 đồng/kg
Sầu riêng Musang King loại A có giá từ 135.000 - 140.000 đồng/kg, loại B có giá từ 105.000 - 120.000 đồng/kg, loại C thương lượng. Sầu riêng Black Thorn loại A có giá 130.00 -135.000 đồng/kg, loại B có giá 110.000 – 115.000 đồng/kg, loại C thương lượng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm đạt hơn 687 triệu USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số 30 thị trường nhập khẩu chính, Trung Quốc ghi nhận mức giảm mạnh nhất, chỉ đạt 306 triệu USD, giảm 39% và là mức giảm sâu nhất từ trước đến nay.
Lượng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc từ đầu năm chỉ đạt khoảng 3.500 tấn, giảm tới 80% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó trong 2 tháng đầu năm 2024, sản lượng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia này là 32.750 tấn. Điều này tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả Việt Nam bởi đây là mặt hàng và thị trường chủ lực.
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân sụt giảm xuất khẩu toàn ngành hàng rau quả nói chung đến từ việc gián đoạn logistics và chi phí vận chuyển tăng cao, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu khó hoàn thành đơn hàng đúng thời hạn. Đối với sầu riêng, nguyên nhân chính khiến giá trị xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh là Trung Quốc kiểm tra nghiêm ngặt tồn dư chất Basic Yellow 2 hay còn gọi là vàng O (BY2) - một loại hóa chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì có nguy cơ gây ung thư. Điều này khiến hàng trăm container sầu riêng "tắc đường" tại cửa khẩu hồi đầu năm. Nhiều doanh nghiệp sau đó phải hoàn thiện giấy chứng nhận không có vàng O và giấy xác nhận Cadimi ở mức cho phép mới được thông quan.
Không chỉ thị trường Trung Quốc, kể từ ngày 8/1, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) cũng phải đối mặt với việc tăng tần suất kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10% lên 20%.