Cụ thể: Tại khu vực ĐBSCL Ri6 A ở mức 72.000 - 85.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B ở mức 52.000 - 65.000 đồng/kg; Ri6 C 60.000 đồng/kg.
Sầu riêng Thái A có giá từ 152.000 - 160.000 đồng/kg, sầu riêng Thái B có giá từ 132.000 - 140.000 đồng/kg, sầu Thái C 60.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ Ri6 A từ 72.000 – 85.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B từ 52.000 - 65.000 đồng/kg; Ri6 C từ 45.000 – 47.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A có giá từ 152.000 – 160.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 132.000 - 140.000 đồng/kg; sầu Thái C 60.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại khu vực Tây Nguyên, Ri6 A từ 72.000 - 85.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B từ 52.000 – 65.000 đồng/kg; Ri6 C từ 50.000 – 55.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A đẹp ở mức 152.000 - 160.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 132.000 - 140.000 đồng/kg; sầu Thái C thương lượng.
Năm 2025, ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu tiếp tục lập kỉ lục mới 8 tỷ USD. Sầu riêng sẽ đóng vai trò là lực đẩy chính nhờ vẫn còn dư địa phát triển. Nhưng thách thức cũng không ít đó là đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn kĩ thuật từ nước nhập khẩu.
Tiền Giang có khoảng 24.500 ha sầu riêng, cung cấp cho thị trường gần 500.000 tấn trái mỗi năm. Đây cũng là loại trái cây được cấp tới 155 mã số vùng trồng và 316 mã số cơ sở đóng gói để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng doanh nghiệp ngang nhiên vi phạm các quy định về sử dụng mã số gây ảnh hưởng xấu đến ngành hàng tỷ đô này. Theo ghi nhận, đã có 55 mã số vùng trồng và 44 cơ sở đóng gói sầu riêng của Tiền Giang bị tạm dừng xuất khẩu.
Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng làm giả mã số vùng trồng, giả ủy quyền sử dụng mã số vùng trồng, giả giấy kiểm dịch thực vật, giả giấy kiểm nghiệm chất lượng trái cây, trong đó có sầu riêng để xuất khẩu. Đây là vấn đề nhức nhối, cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương để kiểm soát chặt chẽ, giải quyết triệt để, tránh hệ lụy cho cả ngành hàng.