Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2023 đạt mức 236,7 yen/kg, không đổi tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2024 được điều chỉnh lên mức 13.330 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,53% (tương đương 70 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến đạt trên 1,54 triệu tấn trong tháng 10/2023, tăng 9,2% so với tháng trước và tăng 5,3% so với tháng 10/2022.
Tiêu thụ cao su tự nhiên đạt 1,35 triệu tấn, giảm 0,6% so với tháng trước và giảm 0,8% so với tháng 10/2022.
Năm 2023, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến sẽ đạt trên 14,93 triệu tấn, tăng 2,3% so với năm 2022.
Trong đó, sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan tăng 2,5%, Indonesia tăng 1,8%, Trung Quốc giảm 1,9%, Ấn Độ tăng 3,8%, Việt Nam tăng 4,1%, Malaysia giảm 2,9% và các nước khác tăng 2,8%.
Tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 15,57 triệu tấn, tăng 0,2% so với năm 2022.
Trong đó, tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc tăng 3,5%, Ấn Độ tăng 5,7%, Thái Lan giảm 26%, Malaysia tăng 5,8%, Việt Nam tăng 0,2% và các nước khác tăng 0,6%.
Ngày 12/10, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên kêu gọi EU xem xét sâu hơn về vai trò của ngành cao su tự nhiên trong phát triển bền vững.
Về nguyên tắc, ANRPC sẽ hỗ trợ mọi hoạt động thúc đẩy tính bền vững và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách công bằng, rõ ràng và bền vững mà không tạo ra các rào cản thương mại không cần thiết và gây tổn hại cho cộng đồng địa phương.
Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của cao su tự nhiên như một nguyên liệu thô thiết yếu được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm và đóng góp vào sự thịnh vượng về kinh tế, xã hội và môi trường của tất cả các bên liên quan, bao gồm nông dân/nông hộ nhỏ, cộng đồng và toàn cầu, ghi nhận từ báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).