Giá cà phê hôm nay 30/4/2024, ổn định trong kỳ nghỉ lễ ở mức giá 134.000 đồng/kg.
Bảng giá cà phê hôm nay, ngày 30/4, giá cà phê ổn định trong khoảng 133,500 - 134,200 đồng/kg. Giá cà phê tăng gấp đôi chỉ trong nửa đầu năm, người dân chặt điều, mít, chôm chôm, chanh leo để trồng. Nguy cơ vỡ quy hoạch cà phê đang bủa vây người trồng.
Giá cà phê trong nước
Thị trường cà phê trong nước hôm nay 30/4. Giá cà phê trong nước được cập nhật mới lúc 5h00 ngày 30/4/2024 như sau, giá cà phê ổn định. Mức giá trung bình hiện nay ở quanh mốc 134,100 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 134,200 đồng/kg.
Bảng giá cà phê hôm nay 30/4/2024
Thị trường | Trung bình | Thay đổi |
Đắk Lắk | 134,000 | 0 |
Lâm Đồng | 133,500 | 0 |
Gia Lai | 134,000 | 0 |
Kon Tum | 134,000 | 0 |
Đắk Nông | 134,200 | 0 |
Chi tiết, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 133,500 - 134,200 đồng/kg.
Giá cà phê Đắk Lắk
Giá cà phê hôm nay (ngày 30/4) tại tỉnh Đắk Lắk hôm nay ổn định so với ngày hôm trước; huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 134,000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 133,900 đồng/kg.
Giá cà phê ở Đắk Lắk được khảo sát từ các vùng: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Cư M'gar, Ea H'leo, Krông Năng, Krông Pắk, Krông Búk và Krông Ana.
Giá cà phê Đắk Nông
Giá cà phê Đắk Nông hôm nay 30/4/2024, thu mua ở mức 134,200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 134,100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Giá cà phê mới nhất ở Đắk Nông được khảo sát từ các vùng: Đắk Mil, Đắk Song, Krông Nô
Giá cà phê Lâm Đồng
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc, cà phê được thu mua với giá 133,500 đồng/kg.
Giá cà phê mới nhất ở Lâm Đồng được khảo sát hôm nay từ các vùng, thành phố: Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, Đà Lạt và Đức Trọng.
Giá cà phê Gia Lai
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 134,000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 133,900 đồng/kg.
Giá cà phê Kon Tum
Còn giá cà phê hôm nay 30/4 tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 134,000 đồng/kg.
Kết phiên giao dịch ngày 29/4, giá cà phê nhân nội địa tiếp tục kéo dài chuỗi tăng lên 130,000 đồng một kg, vượt mọi dự báo của cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Mức này đã tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Cập nhật giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London lúc 5h30 phút ngày 30/4/2024 tăng nhẹ, dao động từ 3.897 - 4.180 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 4.180 USD/tấn (tăng 29 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.096 USD/tấn (tăng 31 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 4.010 USD/tấn (tăng 39 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 01/2025 là 3.897 USD/tấn (tăng 47 USD/tấn).
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 30/4 tăng nhẹ. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 224.85 cent/lb (tăng 0,38%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 223,15 cent/lb (tăng 0,34%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 221,65 cent/lb (tăng 0,43%) và kỳ giao hàng tháng 03/2025 là 220,80 cent/lb (tăng 0,39%).
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 30/4/2024 giảm nhẹ. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 281,10 USD/tấn (giảm 0,64%); kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 280,85 USD/tấn (giảm 1,89%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 271,00 USD/tấn và kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 266,45 USD/tấn (giảm 1,75%).
Nắng nóng gay gắt bất thường chưa chấm dứt sẽ tiếp thêm nhiệt cho cơn sốt giá cà phê hiện nay và nhiều khả năng có tuần thứ 10 liên tiếp tăng giá. Một số doanh nghiệp dự đoán, giá đỉnh của niên vụ này có thể vượt 5.000 USD/tấn.
Giá cà phê cao kỷ lục, nguy cơ vỡ quy hoạch cà phê đang bủa vây người trồng.
Giá cà phê liên tục “nhảy múa” theo chiều hướng tăng. Hiện cà phê đã vượt ngưỡng trên 134,000 đồng/kg, cao kỷ lục. Mức giá này khiến nông dân các nơi đua nhau trồng.
Ông Nguyễn Đức Tấn, Chủ tịch UBND xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai cho biết, do giá cà phê cao, nên có xu hướng các hộ dân trồng mới cà phê trên diện tích đất bỏ hoang trước đó. Bên cạnh đó, một số diện tích cây trồng không hiệu quả, đang trồng hỗn hợp các loại cây chôm chôm, mít, dân cũng chặt để trồng cà phê.
Tương tự, ông Lê Quang Vang, Chủ tịch UBND xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho biết, tại xã, bà con đang trồng mới cà phê. Bên cạnh đất tái canh, bà con còn trồng cà phê trên diện tích tiêu chết.
Tại Tây Nguyên, một thực trạng diễn ra nhiều năm qua là tình trạng sản xuất chạy theo giá. Một thời, phong trào trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, chanh leo nổ ra rầm rộ, đã phá vỡ quy hoạch cây trồng. Hậu quả kéo theo là mất giá, nông dân phải chặt bỏ. Bà con chìm trong vòng xoáy trồng chặt. Với việc đua nhau trồng cà phê như hiện nay, đang khiến địa phương, chuyên gia lo ngại.
Tiến sĩ Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Bộ NN-PTNT) cho biết, dù ngành nông nghiệp đã quy hoạch vùng trồng, nhưng người dân vẫn chạy theo giá thời vụ, phát triển diện tích các loại cây trồng không hợp lý, dẫn đến sản lượng không ổn định, không có thị trường tiêu thụ bền vững.
Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk nói: “Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân không nên phát triển diện tích cà phê trên những vùng đất không phù hợp. Đặc biệt, nghiêm cấm việc mở rộng diện tích cà phê trên các khu vực đất rừng. Nguyên do vì hiện nay, thị trường một số nước cấm nhập khẩu sản phẩm được xem là yếu tố chính thúc đẩy việc phá rừng, trong đó có cà phê. Do đó, sản phẩm cà phê được trồng từ sau năm 2020 có nguồn gốc từ rừng sẽ không được thu mua, ảnh hưởng đến lợi ích, kinh tế của người dân”.