Bảng giá cà phê hôm nay, ngày 27/4, giá cà phê tăng thêm 2,000 đồng/kg. Giá cà phê hiện tại tăng lên 134,000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 134,200 đồng/kg. Giá cà phê tăng kỷ lục do khủng hoảng nguồn cung và nghi vấn đầu cơ cà phê từ Việt Nam.
Thị trường cà phê trong nước hôm nay tăng mạnh so với cùng thời điểm hôm qua. Giá cà phê trong nước được cập nhật mới lúc 5h00 ngày 27/4/2024 như sau, giá cà phê tăng 2,000 đồng/kg. Mức giá trung bình hiện nay ở quanh mốc 134,000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 134,200 đồng/kg.
Thị trường | Trung bình | Thay đổi |
Đắk Lắk | 134,000 | +2,000 |
Lâm Đồng | 133,500 | +2,000 |
Gia Lai | 133,800 | +2,000 |
Kon Tum | 133,800 | +2,000 |
Đắk Nông | 134,200 | +2,000 |
Chi tiết, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 133,500 - 134,200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay (ngày 27/4) tại tỉnh Đắk Lắk hôm nay tăng 2,000 đồng/kg so với ngày hôm trước; huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 134,000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 133,900 đồng/kg.
Giá cà phê ở Đắk Lắk được khảo sát từ các vùng: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Cư M'gar, Ea H'leo, Krông Năng, Krông Pắk, Krông Búk và Krông Ana.
Giá cà phê Đắk Nông hôm nay 27/4/2024, thu mua ở mức 134,200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 134,100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Giá cà phê mới nhất ở Đắk Nông được khảo sát từ các vùng: Đắk Mil, Đắk Song, Krông Nô
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc, cà phê được thu mua với giá 133,500 đồng/kg.
Giá cà phê mới nhất ở Lâm Đồng được khảo sát hôm nay từ các vùng, thành phố: Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, Đà Lạt và Đức Trọng.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 133,800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 133,700 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay 27/4 tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 133,800 đồng/kg.
Ở Tây nguyên, không chỉ một số diện tích cà phê chết khô vì thiếu nước tưới do khô hạn kéo dài mà nhiều vườn cà phê cũng bị mất mùa vì thời tiết bất lợi. Nguồn cung cà phê sẽ đang khủng hoảng nghiêm trọng và sẽ còn khan hiếm trong thời gian dài.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London lúc 5h30 phút ngày 27/4/2024 giảm mạnh, dao động từ 3.861 - 4.168 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 4.168 USD/tấn (giảm 136 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.084 USD/tấn (giảm 131 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 3.985 USD/tấn (giảm 118 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 01/2025 là 3.861 USD/tấn (giảm 114 USD/tấn).
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 27/4 giảm mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 223.50 cent/lb (giảm 2,02%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 221,70 cent/lb (giảm 2,03%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 219,95 cent/lb (giảm 2,00%) và kỳ giao hàng tháng 03/2025 là 219,35 cent/lb (giảm 1,90%).
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 27/4/2024 biến động mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 282,90 USD/tấn (tăng 1,67%); kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 286,25 USD/tấn (tăng 1,02%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 269,80 USD/tấn (giảm 2,02%) và kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 266,20 USD/tấn (giảm 1,84%).
Những tháng mùa đông đang đến gần ở khu vực Nam bán cầu, theo truyền thống thì thường trọng tâm đầu cơ của thị trường sẽ chuyển sang quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất là Brazil, hiện nay đang có dự báo thời tiết mát mẻ hơn, ít mưa hơn đến với những vùng trồng cà phê rộng lớn.
Hiện giá cà phê đã tăng quá nhanh và đạt mức cao chưa từng có trong lịch sử nhưng lượng hàng giao dịch rất ít do nguồn cung đang khan hiếm.
Cơn sốt giá nông sản năm nay khác với mọi năm. Nếu năm ngoái, hàng vào chính vụ giá quay đầu giảm, còn nay thì không. Nguyên nhân là do bắt đầu từ niên vụ 2022 - 2023, lượng tồn kho cà phê của Việt Nam ở mức thấp nhất từ trước tới nay. Tình trạng thiếu hụt tiếp tục kéo dài đến hiện nay và xảy ra ở nhiều nước sản xuất cà phê khác khiến giá tăng phi mã và chưa có điểm dừng.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh cho rằng, việc giá cà phê tăng cao khiến doanh nghiệp trở tay không kịp, bởi hợp đồng đã ký buộc DN và các công ty nước ngoài vẫn phải mua để giao hàng. Hiện, 1 tấn cà phê DN phải chịu lỗ hàng chục triệu đồng, trong khi số hợp đồng phải giao hàng trăm đến hàng nghìn tấn.
Theo ông Thông, nguyên nhân xuất phát từ tình trạng găm hàng. Những nhà đầu cơ lớn giữ nguồn cung khiến phần lớn thương lái không có khả năng giao trả hàng cho doanh nghiệp, kéo theo hiệu ứng “domino” khiến DN xuất khẩu không trả được đơn đã ký dẫn đến lỗ, hoặc phải đền tiền cọc.
Năm nay, giá cà phê liên tục tăng vọt, người dân cũng giữ lại tiêu với kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh như cà phê, khiến nguồn cung ở mức thấp. Các đại lý và một số doanh nghiệp cũng có tình trạng găm hàng, chờ đợi giá tiêu tăng rồi mới bán ra, khiến thị trường càng khan hiếm.