Giá cà phê hôm nay 27/2/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, đi ngược chiều với giá kỳ hạn tại London.
Giá cà phê hôm nay, ngày 27/2, giá cà phê trong nước tăng nhẹ, giá cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 82,300 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 82,600 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước
Thị trường cà phê trong nước tăng trở lại so với cùng thời điểm hôm qua. Giá cà phê trong nước được cập nhật mới lúc 5h00 ngày 27/2/2024 như sau, giá cà phê tăng 300 đồng/kg. Mức giá trung bình hiện nay 82,300 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 82,600 đồng/kg.
Thị trường | Trung bình | Thay đổi |
Đắk Lắk | 82,500 | +400 |
Lâm Đồng | 81,800 | +300 |
Gia Lai | 82,300 | +300 |
Kon Tum | 82,300 | +300 |
Đắk Nông | 82,600 | +300 |
Chi tiết, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 81,800 - 82,600 đồng/kg.
Giá cà phê Đắk Lắk
Giá cà phê hôm nay (ngày 27/2) tại tỉnh Đắk Lắk hôm nay tăng 400 đồng/kg so với ngày hôm trước; huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 82,500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 82,400 đồng/kg.
Giá cà phê ở Đắk Lắk được khảo sát từ các vùng: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Cư M'gar, Ea H'leo, Krông Năng, Krông Pắk, Krông Búk và Krông Ana.
Giá cà phê Đắk Nông
Giá cà phê Đắk Nông hôm nay 27/2/2024, thu mua ở mức 82,600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 82,500 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Giá cà phê mới nhất ở Đắk Nông được khảo sát từ các vùng: Đắk Mil, Đắk Song, Krông Nô
Giá cà phê Lâm Đồng
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc, cà phê được thu mua với giá 81,800 đồng/kg.
Giá cà phê mới nhất ở Lâm Đồng được khảo sát hôm nay từ các vùng, thành phố: Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, Đà Lạt và Đức Trọng.
Giá cà phê Gia Lai
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 82,300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 82,200 đồng/kg.
Giá cà phê Kon Tum
Còn giá cà phê hôm nay 27/2 tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 82,300 đồng/kg.
Cập nhật giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London lúc 5h00 phút ngày 27/2/2024 tiếp tục giảm, dao động từ 2.873 - 3.028 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 3.028 USD/tấn (giảm 2 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 2.973 USD/tấn (tăng 2 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 2.923 USD/tấn và kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 là 2.873 USD/tấn (giảm 4 USD/tấn).
Ngược lại, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 27/2 tăng nhẹ. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 180,20 cent/lb (giảm 0,06%); kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 179,30 cent/lb (tăng 0,14%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 179,40 cent/lb (tăng 0,20%) và kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 179,70 cent/lb (tăng 0,20%).
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 27/2/2024 tiếp tục có mức tăng biến động tuỳ kỳ hạn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2024 là 231,25 USD/tấn (tăng 0,24%); kỳ giao hàng tháng 5/2024 là 223,05 USD/tấn (giảm 1,65%); kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 221,45 USD/tấn (giảm 1,80%) và kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 221,00 USD/tấn (tăng 0,66%).
Dữ liệu báo cáo tồn kho của ICE tăng rất đáng kể trên cả hai thị trường khiến giá cà phê kỳ hạn sụt giảm khá mạnh, kết hợp với báo cáo Việt Nam xuất khẩu cà phê tháng 1 tăng mạnh tới 67,45% so với cùng kỳ và nhiều dự kiến sản lượng cà phê Brasil niên vụ 2024/2025 cao hơn các dự báo trước đó do thời tiết khô hạn đã giảm bớt, trong khi tỷ giá đồng Reais tiếp tục sụt giảm so với USD đã khuyến khích người Brasil đẩy mạnh bán cà phê xuất khẩu.
Tuy nhiên, nhu cầu mua tại thị trường nội địa Việt Nam hiện rất cao đã đưa giá cà phê trong nước đi ngược chiều với giá kỳ hạn tại London.
Tồn kho cà phê Robusta do sàn London Chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Sáu ngày 23/02 đã tăng 2.910 tấn, tức tăng 14,48 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 23.000 tấn (khoảng 383.333 bao, bao 60 kg), mức tăng khá mạnh, đã gây tiêu cực cho giá cà phê Robusta kỳ hạn khi các quỹ và đầu cơ vội vàng bán tháo, bất chấp lo ngại nguồn cung đang bị thắt chặt vì vấn đề vận tải hàng hải quốc tế và nhu cầu toàn cầu về loại cà phê “giàu vị đắng” ngày càng cao.