Giá cà phê trong nước 10/8/2024
Thị trường cà phê trong nước hôm nay giảm nhẹ so với hôm qua. Giá cà phê trong nước được cập nhật mới lúc 4h30 ngày 10/8/2024 như sau, giá cà phê giảm 500 đồng/kg. Mức giá trung bình hiện nay ở quanh mốc 122,200 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk là 122,300 đồng/kg.
Thị trường | Giá trung bình (đồng/kg) | Thay đổi (đồng/kg) |
Đắk Lắk | 122,300 | -500 |
Lâm Đồng | 121,600 | -500 |
Gia Lai | 122,100 | -500 |
Kon Tum | 122,100 | -500 |
Đắk Nông | 122,300 | -500 |
Chi tiết, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 121,600 - 122,300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 10/8 tại tỉnh Đắk Lắk giảm 500 đồng/kg so với hôm qua; cụ thể huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 122,300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk). Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 122,200 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê Đắk Nông hôm nay 10/8/2024 thu mua ở mức 122,300 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 122,200 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc, cà phê hôm nay được thu mua với giá 121,600 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông), Kon Tum, giá cà phê hôm nay ở mức 122,100 đồng/kg, ở Pleiku và La Grai cùng giá 122,000 đồng/kg.
Cập nhật giá cà phê thế giới ngày 10/8/2024
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 10/8/2024 lúc 4h30 giảm mạnh ở mức 3.906 - 4.335 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.335 USD/tấn (giảm 101 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 4.176 USD/tấn (giảm 77 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 4.035 USD/tấn (giảm 79 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 3.906 USD/tấn (giảm 73 USD/tấn).
Giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 10/8/2024 mức giảm mạnh từ 225.30 - 234.80 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 234.80 cent/lb (giảm 4.28%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 231.10 cent/lb (giảm 3.45%); kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 227.55 cent/lb (giảm 3.29%) và kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 225.30 cent/lb (giảm 3.06%).
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 10/8/2024 giảm mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 09/2024 là 292.45 USD/tấn (giảm 2.29%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 284.60 USD/tấn (giảm 2.97%); kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 288.20 USD/tấn, (giảm 1.54%) và giao hàng tháng 5/2025 là 283.25 USD/tấn (giảm 1.65%).
Trong phiên giao dịch gần đây, giá cà phê trên hai sàn giao dịch quốc tế tăng đáng kể do lo ngại về hiện tượng sương giá tại Brazil. Tuy nhiên, mức tăng này không duy trì được đến cuối phiên khi báo cáo cho thấy lượng xuất khẩu cà phê của Brazil trong tháng 7/2024 tăng vọt 44%, gây áp lực giảm giá trên cả hai sàn.
Nông dân cà phê ở Việt Nam đối mặt với biến đổi khí hậu
Nguồn cung cà phê ngày càng trở nên bấp bênh và sụt giảm, trong bối cảnh diện tích đất trồng cà phê phù hợp đang thu hẹp nhanh chóng.
Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê robusta đứng thứ hai thế giới, đang chịu ảnh hưởng của hạn hán nghiêm trọng, có thể làm giảm 20% lượng cà phê xuất khẩu năm nay.
Sự sụt giảm này dự kiến sẽ gây ra sự tăng giá không ngừng của cà phê robusta, có thể đạt mức giá cao chưa từng có.
Theo số liệu từ Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (VICOFA), cà phê đóng vai trò không thể thiếu trong kinh tế Việt Nam, với hơn 10% doanh thu từ xuất khẩu nông sản và đóng góp 3% vào GDP. Trong năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu 1,61 triệu tấn cà phê, mang về 4,18 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Châu Âu dẫn đầu trong việc tiêu thụ cà phê chế biến cao cấp, trong khi các quốc gia đang phát triển lại dựa vào xuất khẩu cà phê nguyên hạt. Việt Nam cùng với Brazil, Colombia, Indonesia và Ethiopia chiếm tới 70% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu. Đối với những người trồng cà phê ở bán cầu nam, việc xuất khẩu cà phê là nguồn thu nhập chính.
Hạn hán tại Việt Nam làm lộ rõ điểm yếu của ngành cà phê trước tác động của biến đổi khí hậu, một vấn đề không chỉ riêng Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến các nước sản xuất cà phê khác trên thế giới.
Trong tháng 4/2024, huyện Đức Cơ của tỉnh Gia Lai hạn hán nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho ngành cà phê. Hơn 14 hecta cà phê tại xã Ia Kriêng đã bị cháy khô, tỷ lệ thiệt hại từ 30% đến 50%. Tổng cộng, gần 170 hecta cây trồng, chủ yếu là cà phê, đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nước tưới. Tỉnh Gia Lai ước tính mức thiệt hại do hạn hán lên đến hơn 9 tỷ đồng.
Ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai ghi nhận tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán là 275,85 hecta.
Các số liệu phản ánh ảnh hưởng sâu rộng của biến đổi khí hậu đối với ngành cà phê toàn cầu, với nguy cơ giảm sút năng suất và chất lượng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu nông dân và nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cà phê trên thị trường quốc tế.
Đối mặt với biến đổi khí hậu, ngành cà phê Việt Nam cần triển khai các chiến lược thích ứng để duy trì năng suất và chất lượng sản phẩm. Hạn hán và lũ lụt, cùng với sâu bệnh và côn trùng, đang gây ra những thách thức nghiêm trọng cho sản xuất cà phê, yêu cầu cần có sự can thiệp kịp thời.
Sự gia nguồn cung cà phê từ các quốc gia như Peru và Uganda có thể không đủ để bù đắp cho sự giảm sút ở Việt Nam và Indonesia. Dự báo đến năm 2040 có thể thiếu hụt 35 triệu bao cà phê robusta và mất một nửa diện tích đất trồng cà phê arabica vào năm 2050 do biến đổi khí hậu, đặt ra một tín hiệu cảnh báo cho ngành cà phê.
Cần có sự đổi mới trong việc chọn lựa giống cây trồng, áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến, và phát triển hệ thống tưới tiêu để thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi.
Sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và người trồng cà phê là chìa khóa để xây dựng một ngành cà phê bền vững và khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu. Nông dân cần chuyển đổi sang các kỹ thuật canh tác bền vững, chẳng hạn như cải thiện khả năng chống chịu hạn của cây trồng.
Các quốc gia giàu kinh nghiệm trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, như Úc, có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách chia sẻ kiến thức và công nghệ. Từ năm 2007 đến 2020, Úc đã tăng cường 14% sản lượng lúa mì thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến và quản lý canh tác hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt.
Tình trạng cung không đáp ứng kịp cầu đang tạo ra một xu hướng tăng giá cà phê trong ngắn hạn, mở ra cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu như Việt Nam để tăng doanh thu. Việt Nam có tiềm năng đạt mức xuất khẩu cà phê kỷ lục, vượt qua 5 tỷ USD.
Biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng lâu dài đối với ngành cà phê, không chỉ ở các quốc gia sản xuất mà còn ảnh hưởng đến các nước nhập khẩu. Trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung cà phê do hạn hán, các nhà nhập khẩu có thể phải tìm kiếm nguồn cung mới hoặc thương lượng lại các hợp đồng để đảm bảo nguồn cung ổn định.