Tử vi vui

Full bộ bảng lương, bảng chấm công, chấm công làm thêm cho công nhân đầy đủ nhất

Hùng Cường 07/06/2024 19:58

Việc tính lương cho công nhân luôn là một thử thách đối với kế toán tiền lương tại các doanh nghiệp có nhiều công nhân vì khối lượng công việc rất nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn bộ bảng lương công nhân đầy đủ nhất để hỗ trợ các bạn kế toán tiền lương làm việc một cách hiệu quả hơn nhé.

1. Công nhân là ai?

Cho đến thời điểm hiện tại, khái niệm “công nhân” chưa được quy định cụ thể trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào.

Tuy nhiên, đây lại là đối tượng chiếm phần lớn trong thị lao động. Theo cách hiểu thông thường, công nhân là người lao động phổ thông, thông qua hợp đồng lao động hoặc giao kèo để kiếm tiền bằng cách lao động chân tay.

Thực tế, có rất nhiều ngành nghề cần đến công nhân như xây dựng, dệt may, da giày, thủy điện, chế tạo ô tô… Phần lớn họ thường làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, khu công nghiệp…

2. Mức lương của công nhân trong năm 2024

Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ tiếp tục áp dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Do vậy, có thể hiểu, lương của công nhân trong năm 2021 ít nhất phải bằng:

  • Mức 4.420.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
  • Mức 3.920.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
  • Mức 3.430.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
  • Mức 3.070.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

3. Bộ bảng lương công nhân

Bộ bảng lương công nhân sẽ bao gồm các bảng lương, bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng xếp loại…

a. Bảng lương

Bảng lương chính là căn cứ để trả lương người lao động. Bảng lương công nhân gồm có các chỉ tiêu sau:

  • Chỉ tiêu 1: Mã nhân viên
  • Chỉ tiêu 2: Họ và tên
  • Chỉ tiêu 3: Chức vụ
  • Chỉ tiêu 4: Mức lương cơ bản
  • Chỉ tiêu 5: Mức lương dùng để tính đóng bảo hiểm
  • Chỉ tiêu 6: Mức lương 1 ngày công
  • Chỉ tiêu 7: Số ngày công tính lương sản xuất
  • Chỉ tiêu 8: Tiền lương sản xuất
  • Chỉ tiêu 9: Phụ cấp trách nhiệm
  • Chỉ tiêu 10: Phụ cấp điện thoại
  • Chỉ tiêu 11: Số giờ tính lương làm thêm giờ
  • Chỉ tiêu 12: Tiền lương làm thêm giờ
  • Chỉ tiêu 13: Xếp loại mức độ hoàn thành công việc trong tháng
  • Chỉ tiêu 14: Số tiền thưởng hoàn thành công việc trong tháng
  • Chỉ tiêu 15: Tiền phạt không hoàn thành công việc trong tháng
  • Chỉ tiêu 16: Tiền đóng BHXH trừ vào lương người lao động
  • Chỉ tiêu 17: Tiền đóng BHYT trừ vào lương người lao động
  • Chỉ tiêu 18: Tiền đóng BHTN trừ vào lương người lao động
  • Chỉ tiêu 19: Tiền đóng KPCĐ trừ vào lương người lao động
  • Chỉ tiêu 20: Tổng các khoản giảm trừ
  • Chi tiêu 21: Số tiền thực lĩnh

b. Bảng chấm công

Bảng chấm công theo dõi ngày công thực tế mà nhân viên đã làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong tháng. Bảng chấm công được dùng làm căn cứ tính trả lương cho nhân viên, người lao động được đầy đủ và chính xác nhất.

Mỗi bộ phận, tổ, nhóm đều phải lập bảng chấm công hàng tháng. Sau đó chuyển sang phòng kế toán, sử dụng cùng các loại giấy tờ liên quan khác áp dụng tính lương trả cho nhân viên.

Tùy theo quy định của công ty, tính chất công việc mà nhân viên đang đảm nhận sẽ áp dụng phương pháp chấm công tương ứng phù hợp:

  • Chấm công theo ngày: Mỗi nhân viên – người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ thực hiện chấm công mỗi trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm việc trong ngày – người phụ trách chấm công sau đó sẽ dùng 1 ký hiệu (đã được quy ước) để chấm công ngày đó tương ứng cho nhân viên.
  • Chấm công theo giờ: Trường hợp người lao động làm việc theo giờ thì áp dụng chấm công theo giờ – làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo ký hiệu quy định rồi ghi số giờ công thực bên cạnh ký hiệu tương ứng
  • Chấm công nghỉ bù: Tức là người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm – khi đó, họ được chấm nghỉ bù và vẫn tính trả lương thời gian.

c. Bảng chấm công làm thêm giờ

Bảng chấm công làm thêm giờ theo dõi giờ công mà người lao động làm thêm ngoài giờ quy định trong tháng. Bảng chấm công làm thêm giờ được dùng làm căn cứ tính trả lương cho người lao động được đầy đủ và chính xác nhất.

Mỗi bộ phận, tổ, nhóm đều phải lập bảng chấm công làm thêm giờ hàng tháng. Sau đó chuyển sang phòng kế toán, sử dụng cùng các loại giấy tờ liên quan khác áp dụng tính lương trả cho nhân viên.

d. Bảng xếp loại

Bảng xếp loại cán bộ CNV là bảng xếp loại hoàn thành công việc trong tháng. Bảng là căn cứ để tính hệ số hoàn thành công việc dùng để tính lương trong tháng.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ với các bạn mẫu bộ bảng lương công nhân. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Full bộ bảng lương, bảng chấm công, chấm công làm thêm cho công nhân đầy đủ nhất
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO