Đừng làm mất đi ý nghĩa của phong trào “Kế hoạch nhỏ”!

16/01/2012 09:34

Chị Nguyễn Thị Cúc ở thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) có hai con cùng học tại một trường tiểu học trên địa bàn, những năm học gần đây, mỗi lần nhà trường phát động phong trào “Kế hoạch nhỏ”...

ADQuảng cáo

Chị Nguyễn Thị Cúc ở thị trấn Kiến Đức(Đắk R’lấp) có hai con cùng học tại một trường tiểu học trên địa bàn, những nămhọc gần đây, mỗi lần nhà trường phát động phong trào “Kế hoạch nhỏ”, chị lạitìm đến các cửa hàng thu gom phế liệu để mua lại giấy vụn, báo cũ để các conmang nộp. Chị Cúc cho biết: “Nhà trường quy định mỗi cháu phải nộp từ 2 đến 3kg giấy vụn. Do các cháu không tìm đủ nên phụ huynh cũng đành mua lại của cáccửa hàng phế liệu để đảm bảo nộp đủ chỉ tiêu và đúng thời gian quy định, khôngảnh hưởng đến xếp loại thi đua cuối năm”. Còn chị Võ Thị Mỹ Anh ở phường NghĩaTrung (Gia Nghĩa) tâm sự: “Trước đây, thế hệ chúng tôi cũng từng thực hiệnphong trào “Kế hoạch nhỏ”. Đây là phong trào mang tính tự nguyện nhằm giáo dục,rèn luyện cho học sinh ý thức thực hành tiết kiệm, chia sẻ khó khăn với mọingười. Nhưng hiện nay, bản thân là một phụ huynh, tôi nhận thấy phong trào nàyngày càng có nhiều bất cập. Không ít trường vì chạy theo thành tích nên đã ápđặt cho học sinh những chỉ tiêu vượt quá sức của các cháu. Vì vậy, để hoànthành chỉ tiêu, không chỉ học sinh tìm cách đối phó mà nhiều bậc phụ huynh cũngđồng tình, cho tiền con em mua lại sách, báo cũ để nộp. Dần dần, học sinh sẽ cóthói quen ỷ lại và chạy theo thành tích giả...”.



Tham gia lao động gây quỹ Đội là hoạt động thiết thực của phong trào“Kế hoạch nhỏ”


ADQuảng cáo

Điều đáng nói, thay vì thu gom giấy vụn,ve chai, phế liệu..., nhiều trường còn quy ra tiền buộc học sinh phải nộp, làmmất đi ý nghĩa thiết thực của phong trào. Đơn cử như Trường Tiểu học Lê HồngPhong (Gia Nghĩa), theo Tổng phụ trách đội của trường thì những năm trước đây,nhà trường cũng phát động học sinh thu gom giấy vụn, ve chai... Nhưng thời giangần đây, do không có phòng thu gom cũng như để thuận tiện, nhà trường đã quy ratiền cho học sinh đóng. Tương tự, nhiều trường học khác ở trong tỉnh cũng đã vàđang xảy ra tình trạng nói trên. Theo nhiều giáo viên, tổng phụ trách đội ở mộtsố trường học trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa thì để thực hiện tốt phong tràonày, bản thân họ cũng chịu không ít áp lực. Mặc dù nhận thức được mục đích củaphong trào là rèn luyện, giáo dục học sinh và phải dựa trên tinh thần tựnguyện, nhưng do chỉ tiêu từ trên giao xuống, nên buộc họ phải hoàn thành. Bởivì, đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thi đua cuối năm của các đơn vị trường học.

Có thể nói, tình trạng làm “kế hoạch nhỏ”theo các hình thức “biến tướng” nói trên không chỉ tạo thêm gánh nặng cho họcsinh, phụ huynh trong từng năm học mà còn vô tình hình thành nên những thóiquen xấu cho thế hệ trẻ. Vì vậy, để phong trào thực sự mang lại hiệu quả thiếtthực, đúng bản chất là một hoạt động xã hội, từ thiện, thời gian tới, các cấpHội đồng đội trong tỉnh cần tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu những giải pháp cũngnhư hình thức quyên góp phù hợp, sáng tạo để học sinh có thêm môi trường lànhmạnh trong học tập, rèn luyện. Bên cạnh đó, mỗi học sinh cũng cần chủ động rènluyện, nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, xứng đáng lànhững “Cháu ngoan Bác Hồ”, thế hệ tương lai của đất nước.

Bài, ảnh:Vũ Trang

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Đừng làm mất đi ý nghĩa của phong trào “Kế hoạch nhỏ”!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO