Tháp tùng nhà lãnh đạo Đức trong chuyến công du Nhật Bản có các Bộ trưởng Kinh tế, Ngoại giao, Tài chính, Giao thông vận tải, Nội vụ và Quốc phòng, cùng một đoàn đại diện doanh nghiệp từ nhiều tập đoàn lớn của Đức.
Trong chuyến thăm, Thủ tướng Scholz cùng bộ trưởng các bộ tiến hành hội đàm song phương với các đối tác Nhật Bản, sau đó dự phiên thảo luận chung do Thủ tướng hai nước chủ trì.
Thủ tướng Scholz chọn Nhật Bản là điểm đến đầu tiên ở châu Á bởi ông nhấn mạnh Tokyo là đối tác quan trọng của Berlin. Hai nước cùng sát cánh trong việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cũng như duy trì các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.
Ngoài cuộc chiến ở Ukraine, mối quan tâm chính là chính sách kinh tế, năng lượng và nguyên liệu thô. Ngay trước thềm chuyến công du Nhật Bản, Thủ tướng Scholz mô tả quốc gia Đông Á này là một hình mẫu về bảo đảm nguồn nguyên liệu thô, trong khi Đức mong muốn độc lập hơn với nguồn cung nguyên liệu. Hai Thủ tướng cũng có cuộc gặp các đại diện doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng Scholz chọn Nhật Bản là điểm đến đầu tiên ở châu Á bởi ông nhấn mạnh Tokyo là đối tác quan trọng của Berlin. Hai nước cùng sát cánh trong việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cũng như duy trì các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.
Phát biểu sau cuộc tham vấn, Thủ tướng Scholz cho biết, Đức và Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác, đặc biệt là về các vấn đề kinh tế. Nhà lãnh đạo Đức cho rằng, cả hai nước đều muốn rút ra những bài học lớn từ sự phụ thuộc kinh tế do sự gián đoạn của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố và đa dạng hóa chuỗi cung ứng vốn bị tác động bởi nhiều yếu tố.
Thủ tướng Kishida khẳng định, Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản ở châu Âu. Ngoài kinh tế, ông Kishida nhận thấy rằng cuộc xung đột tại Ukraine đã khiến việc tăng cường hợp tác an ninh giữa Nhật Bản và Đức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ông nhấn mạnh, cả hai quốc gia đều muốn tăng cường ảnh hưởng trong các lĩnh vực chiến lược, đồng thời chia sẻ những thực tiễn tốt nhất để giải quyết thách thức.
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Đức ở châu Á, với kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt 45,7 tỷ euro, tăng 9,6% so với năm 2021.
Đức và Nhật Bản nhất trí phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với những biến động tài chính bắt nguồn từ những vấn đề của các ngân hàng phương Tây, đồng thời theo dõi sát sao các thị trường và kinh tế toàn cầu. Hai bên sẽ nỗ lực để đạt thỏa thuận về thuế kỹ thuật số toàn cầu và đi đến triển khai thỏa thuận này, từng bước giải quyết vấn đề nợ của các nước đang phát triển phù hợp khuôn khổ của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Hai bên cũng thống nhất ý kiến cần củng cố các chuỗi cung ứng, bảo đảm an ninh kinh tế.
Các Bộ trưởng Quốc phòng hai nước nêu rõ, Tokyo và Berlin sẽ thảo luận về các hoạt động mới của quân đội Đức trong khu vực, cũng như các cuộc tập trận chung. Hai bên cũng cam kết thiết lập khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho các hoạt động chung của quân đội hai nước. Thủ tướng Olaf Scholz cho biết, quân đội Đức sẽ thực hiện một sứ mệnh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong những năm tới.
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Đức ở châu Á, với kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt 45,7 tỷ euro, tăng 9,6% so với năm 2021. Hai nước chia sẻ lợi ích và giá trị chung, gắn kết với nhau thông qua nhiều thỏa thuận hợp tác, cũng như trong khuôn khổ Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và cam kết chung đối với chủ nghĩa đa phương dựa trên luật lệ quốc tế. Năm 2023, Nhật Bản tiếp quản từ Đức vai trò Chủ tịch luân phiên của G7.
Cuộc tham vấn giữa hai chính phủ trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược quan trọng giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác chính trị, kinh tế cũng như củng cố các cơ chế hợp tác, trao đổi giữa Đức và Nhật Bản.