Theo ông Nguyễn Thanh Mộng, Giám đốc Phát triển dự án nông nghiệp, thuộc Công ty TNHH Sorimachi Việt Nam (TP. HCM), Công ty đã ký hợp tác với Cục Kinh tế Hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) triển khai hỗ trợ các tỉnh đưa nông sản lên STMĐT, trong đó có Đắk Nông.
Một trong những khâu yếu nhất hiện nay của nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã khi tham gia STMĐT là hạn chế về công nghệ thông tin, quản lý tài chính. Do đó, Công ty sẽ hỗ trợ Đắk Nông giải quyết khâu yếu này.
Cụ thể, Công ty sẽ hỗ trợ, hướng dẫn nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã các phần mềm liên quan đến STMĐT; hỗ trợ về nghiệp vụ kế toán… để triển khai bán hàng theo hình thức hiện đại.
Nhiều nông dân tỉnh Đắk Nông chú trọng trồng cà phê theo hướng chất lượng cao để đưa sản phẩm lên STMĐT |
Theo ông Phạm Ngọc Thức, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần nông nghiệp hữu cơ FUSA (Hải Dương), nhiều trang trại, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang thiếu hạ tầng phục vụ cho sơ chế, chế biến sản phẩm để đưa lên STMĐT.
Ví dụ, khi đưa sản phẩm lên STMĐT, các đối tác thường yêu cầu đóng gói sản phẩm tùy theo trọng lượng, mẫu mã, kích cỡ... Điều này thì nhiều cơ sở sản xuất nông sản ở Đắk Nông chưa đáp ứng được.
Nhiều trang trại, hợp tác xã còn thiếu hệ thống hạ tầng để sơ chế, bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch. "Chúng tôi đang phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tư vấn, hỗ trợ các hợp tác xã, trang trại khắc phục vấn đề này", ông Thức cho biết.
Cũng theo ông Thức, với các cơ sở sản xuất nông sản có diện tích từ 50-100 ha thì nên đầu tư thiết bị sơ chế ban đầu ở mức cơ bản là có thể đưa sản phẩm lên STMĐT.
Đối với các trang trại, hợp tác xã có quy mô sản xuất lớn, chất lượng tốt, nên tiếp tục đầu tư sâu vào chế biến để mở rộng thị trường ra thế giới hoặc giao dịch trên STMĐT một cách quy mô hơn.
Còn nhiều hộ nông dân đang thiếu các thông tin cần thiết để tạo tài khoản trên STMĐT |
Theo Hội Nông dân tỉnh, việc đưa nông sản của tỉnh lên STMĐT còn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, với sự đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ của các cấp, các ngành, nhiều tổ chức, cá nhân đã từng bước tiếp cận với STMĐT.
Trong đó, Hội Nông dân tỉnh và Bưu điện tỉnh đang phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ nông dân chuyển đổi số, tiêu thụ nông sản, hàng hóa thông qua STMĐT.
Theo đó, trong năm 2021, Bưu điện tỉnh đã tiếp nhận 57.321 hộ sản xuất nông nghiệp từ Hội Nông dân tỉnh để tạo tài khoản trên STMĐT. Đến tháng 4/2022, Bưu điện tỉnh đã tạo tài khoản trên STMĐT cho 21.094 hộ sản xuất nông nghiệp, đạt 37% kế hoạch.
Theo đó, trong năm 2021, Bưu điện tỉnh đã tiếp nhận 57.321 hộ sản xuất nông nghiệp từ Hội Nông dân tỉnh để tạo tài khoản trên STMÐT. Ðến tháng 4/2022, Bưu điện tỉnh đã tạo tài khoản trên STMÐT cho 21.094 hộ sản xuất nông nghiệp, đạt 37% kế hoạch.
Ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện còn có nhiều hộ nông dân thiếu các thông tin cần thiết để tạo tài khoản trên STMĐT cũng như kích hoạt tài khoản bán hàng.
Cụ thể, các thông tin bà con còn thiếu đều rất quan trọng như số điện thoại, địa chỉ sản phẩm, các chứng chỉ có liên quan, giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…
Hội Nông dân tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để hỗ trợ bà con nông dân khắc phục những vấn đề thiếu sót này. Từ đó, Hội Nông dân tỉnh cùng với Bưu điện tỉnh sớm giúp bà con đưa sản phẩm lên STMĐT một cách thuận lợi, hiệu quả.