PhườngNghĩa Tân (Gia Nghĩa) hiện có trên 5200 nhân khẩu với 13 dân tộc anh em sinhsống. Trong giai đoạn 2005-2009, Đảng bộ phường Nghĩa Tân đã phát huy năng lựclãnh đạo, đoàn kết cùng nhân dân vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiệnthắng lợi nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội.
Thành tựu nổi bật đó là kinh tế của địaphương có tốc độ phát triển khá, bình quân tăng 18%/năm. Đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân đạt 16 triệuđồng/người/năm. Thương mại, dịch vụ của Nghĩa Tân đã có bước phát triển vượtbậc. Nếu như đầu nhiệm kì, tỉ trọng kinh tế nông nghiệp của phường chiếm 80%,các ngành khác chỉ chiếm 20% thì đến cuối nhiệm kì đã có bước chuyển dịch ấntượng, thương mại -dịch vụ chiếm tới 42%, nông nghiệp còn 56%, công nghiệp 2%.Thương mại - dịch vụ tăng đã góp phần phát triển sản xuất, kích thích tiêudùng, cung ứng một phần đáng kể các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhândân thị xã. Theo thống kê của phường, nếu năm 2005, tổng doanh thu bán lẻ hànghóa đạt 6,56 tỷ đồng thì đến cuối năm 2009 đạt 37,97 tỷ đồng, tốc độ phát triểntăng bình quân 50%/năm. Thu ngân sách liên tục vượt kế hoạch, tiêu biểu như năm2009, phường được thị xã giao ủy nhiệm thu 1,82 tỷ đồng, nhưng thực tế tổng thuđạt tới 5,9 tỷ đồng. Công nghiệp tuy chiếm tỉ trọng không cao, nhưng đã pháttriển đa dạng về ngành, nghề như mộc cao cấp, rèn, công cụ cầm tay, sửa chữa cơkhí, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến nông sản… giải quyết việclàm cho hàng trăm lao động. Tư duy về phát triển kinh tế nông nghiệp của nôngdân cũng đã có những tiến bộ, chú trọng áp dụng khoa học vào sản xuất, chuyểnđổi theo hướng thâm canh nên đang đem lại hiệu quả.
Khu vực ngã 3 thuộc tổ dân phố 2 (phường Nghĩa Tân) ngày càng sầm uất |
Phát huy những kết quả đã đạt được, Nghịquyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ II, nhiệm kì 2010 -2015 đặt mục tiêu quyếttâm xây dựng phường Nghĩa Tân mạnh về kinh tế, xứng đáng là phường trung tâm củathị xã Gia Nghĩa. Theo đó, đến hết nhiệm kì, Nghĩa Tân phấn đấu nâng tỉ trọngthương mại- dịch vụ lên tới 55%, nông nghiệp chiếm 30%, công nghiệp chiếm 15%;thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 35 triệu đồng/năm trở lên, giảm tỉ lệhộ nghèo xuống còn 1% (hiện có 24 hộ, chiếm 1,6%). Phường tiếp tục huy động cácnguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, nhựa hóa 100% các trụcđường chính đến khu dân cư; có từ 90 -100% hộ dân đảm bảo nhu cầu nước tướiphục vụ sản xuất, sử dụng điện, nước sạch, có phương tiện nghe nhìn, được chămsóc sức khỏe… Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị Gia Nghĩa, Đảng bộ cònđưa ra nhiều giải pháp cụ thể, tạo cơ sở, tiền đề để Nghĩa Tân tiếp tục có bướcphát triển về nhiều mặt.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Luyến, Bí thưĐảng ủy phường Nghĩa Tân thì trong thời gian qua, Đảng bộ luôn phát huy vaitrò, trách nhiệm, tinh thần đoàn kết nội bộ, thống nhất phương hướng lãnh đạovà đã thành công trong việc điều hành phát triển kinh tế- xã hội của địaphương. Thời gian tới, Đảng bộ tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu của mỗi đảngviên, được nhân dân tin cậy, giao phó nhiệm vụ đưa phường phát triển toàn diện.Về kinh tế, phường tiếp tục ưu tiên hàng đầu về phát triển thương mại - dịchvụ, để giải quyết việc làm cho nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của phường.Phường sẽ luôn tạo mọi thuận lợi về thủ tục và động viên khyến khích những hộdân có điều kiện phát triển kinh doanh, làm dịch vụ, buôn bán, sản xuất... Đặcbiệt, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, phường chú trọng thực hiện đầy đủ cácchính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước về vốn và tạo điều kiện giúp đỡ, hướngdẫn khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế; động viên con em đồng bào chútrọng việc học hành, có kiến thức nghề nghiệp để ổn định cuộc sống. Phườngkhuyến khích các hộ có nghề truyền thống tạo ra nhiều sản phẩm, áp dụng côngnghệ mới nhằm tăng thẩm mĩ và nâng cao giá trị hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêudùng cũng như xuất khẩu. Địa phương tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướngtăng năng suất, chất lượng sản phẩm bằng việc thâm canh, đa dạng hóa cây trồng,vật nuôi phục vụ nhu cầu của dân cư đô thị. Hộ nông dân nếu đủ điều kiện thìxây dựng các trang trại vừa và nhỏ để phát triển.
Bài, ảnh: Thanh Nga