Tây Nguyên-vùng đất đầy tiềm năngvới những lợi thế mà ít khu vực có được. Thế nhưng, để những tiềm năng trênthực sự được “đánh thức”, phục vụ cho công cuộc phát triển bền vững theo địnhhướng chiến lược, Tây Nguyên đang cần sự liên kết đồng bộ, nhất quán từ chủtrương, chính sách đến kết cấu hạ tầng.
Vẫn còn nhiều thách thức
Theo đánh giá mới đây của Ban Chỉđạo Tây Nguyên thì bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, cáctỉnh trong khu vực Tây Nguyên vẫn còn không ít hạn chế, bất cập, thách thứctrên lộ trình phát triển trong điều kiện kinh tế hội nhập.
Với 1,5 triệu ha đất đỏ bazan, chiếm40% tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày của cả nước, hiện khu vực TâyNguyên đang là vùng chuyên canh tập trung có quy mô lớn về sản xuất cà phê,tiêu, hạt điều và cao su. Chỉ đơn cử, đối với cây cà phê, sản lượng hàng nămchiếm 93% lượng cà phê toàn quốc, giá trị xuất khẩu chiếm trên 80%. Tuy nhiên,ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất ổn. Nhiềudoanh nghiệp xuất khẩu trong tình trạng nợ nần, thua lỗ dẫn đến phá sản dokhông đủ nguồn lực đầu tư, thiếu thông tin dự báo thị trường, kinh nghiệm kinhdoanh.
Đoàn công tác tỉnh Đắk Nông tham quanmô hình trồng rau sạch tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Đ.D |
Từ đầu năm 2012 đến nay, khu vực TâyNguyên đã có 323 doanh nhiệp bị giải thể do làm ăn thua lỗ mà phần lớn là cácdoanh nhiệp vừa và nhỏ hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh nông sản. Về phía ngườitrồng cà phê thì bài toán về thị trường “đầu ra” vẫn chưa tìm được đáp án khảthi khi mà họ vẫn đang thường xuyên đối mặt với tình trạng “được mùa, mấtgiá”.Bên cạnh đó, tuy chiếm sản lượnglớn, nhưng chất lượng cà phê các tỉnh khu vực Tây Nguyên vẫn chưa được thịtrường đánh giá cao; giá trị kinh tế trên một diện tích canh tác còn thấp.
Không chỉ cây cà phê mà ngay cả câycao su, hồ tiêu cũng được xem là cây thế mạnh của Tây Nguyên, nhưng tính bềnvững trong phát triển vẫn chưa thực sự được khẳng định. Việc chưa phát huy hếttiềm năng, thế mạnh của các cây chủ lực đã phần nào cản trở tới lộ trình pháttriển của toàn khu vực.
Ngoài các cây công nghiệp nêu trênthì tài nguyên rừng ở Tây Nguyên cũng được xem là một trong những ưu thế củathiên nhiên ban tặng với thảm thực vật đa dạng. Thế nhưng, các tỉnh trong khuvực hiện đang phải đối mặt với thực trạng chung là nạn khai thác rừng trái phépchưa được ngăn chặn hữu hiệu.
Theo thống kê, toàn bộ khu vực TâyNguyên có 3,2 triệu ha đất lâm nghiệp; trong đó có 2,8 triệu ha rừng, độ chephủ 51,6%. Kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 2011 cho thấy Tây Nguyên chỉ cònkhoảng 2,66 triệu ha rừng, độ che phủ 48,6%; trong đó rừng có trữ lượng chỉ còn2,03 triệu ha, độ che phủ 37,2%, số còn lại là rừng chưa có trữ lượng.
Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm2012, khu vực Tây Nguyên đã phát hiện xảy ra khoảng 5000 vụ vi phạm lâm luật,trong đó có khoảng 200 vụ phá rừng với diện tích 415ha. Một thách thức khác củaTây Nguyên cũng không kém phần nan giải đó là tình trạng dân di cư tự do ở cáctỉnh, thành trong cả nước đến làm ăn, sinh sống đã và đang phá vỡ quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế, tạo gánh nặng về mặt an sinh xã hội.
Theo thống kê, chỉ tính từ năm 2002đến nay, đã có trên 50000 hộ với khoảng 220000 nhân khẩu di cư tự do từ các nơiđến địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Mặc dù Chính phủ và các địa phương đã có rấtnhiều nỗ lực trong việc sắp xếp, ổn định, nhưng đến nay, vẫn còn khoảng 52% sốdân di cư tự do nêu trên đang nằm ngoài vùng quy hoạch dân cư.
Với những bất cập trên, việc đưa racác nhóm giải pháp vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính phân kỳ theo điều kiệnkhu vực và mỗi địa phương được xem là một yêu cầu cần thiết nhằm phát huy tốiưu tiềm năng, tiềm lực của Tây Nguyên vào sự phát triển chung của đất nước.
Từ kết nối hạ tầng giao thông
Khi “mổ xẻ” nguyên nhân dẫn đếnnhững hạn chế nêu trên, thì dễ dàng nhận ra là hệ thống kết cấu hạ tầng giaothông ở Tây Nguyên còn yếu và thiếu đồng bộ chính là điểm “nghẽn” cơ bản làm chậmlộ trình phát triển. Thống kê sơ bộ cho thấy khu vực Tây Nguyên đang có khoảng62% tổng chiều dài đường bộ là đường đất, cấp phối. Chưa kể đến mạng lưới giaothông nông thôn của khu vực chưa phát triển là bao. Hệ thống các trục đườnghuyết mạch như quốc lộ, tỉnh lộ thì vừa hẹp lại đang bị xuống cấp nghiêm trọngnên chưa tranh thủ tối đa được lợi thế của các vùng kinh tế động lực phía Namvà khu vực miền Trung vào phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, thu hút đầutư.
Với hạ tầng giao thông thiếu đồng bộđã dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa, giá nguyên liệu đầu vào cao, trong khingười dân lại rất vất vả trong khâu vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa làm ra. Trướcthực trạng trên, để phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên thì vấn đề trướctiên là phải xây dựng mạng lưới giao thông đủ mạnh để tạo sự kết nối giữa vùngvà khu vực, giữa các tỉnh, các vùng chuyên canh cũng như lĩnh vực du lịch.
Theo quy hoạch kết cấu hạ tầng giaothông đến năm 2020 vừa được Chính phủ phê duyệt thì sắp tới, Tây Nguyên sẽ đượctập trung phát triển mạng lưới giao thông theo hướng hình thành 3 tuyến trụcdọc bao gồm: đường Trường Sơn Ðông, Quốc lộ 20,đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, đường hành lang biên giới tỉnh KonTum- Quốc lộ 14C- đường hành lang biên giới Ðắk Nông. Ngoài ra, Nhà nước cũngsẽ tập trung đầu tư 4 tuyến trục ngang gồm Quốc lộ 24, Quốc lộ 14, Quốc lộ 19,Quốc lộ 26, Quốc lộ 28, Quốc lộ 40; đồng thời nâng cấp, xây dựng các tuyến tỉnhlộ, huyện lộ theo quy hoạch và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn vùng sâu,vùng xa.
Bên cạnh phát triển mạng lưới đườngbộ, Tây Nguyên cũng từng bước được hiện đại hóa các cảng hàng không và nghiêncứu quy hoạch sân bay cho hoạt động bay trực thăng và máy bay cánh bằng loạinhỏ để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và doanh nghiệp. Mặt khác, TâyNguyên cũng sẽ được đầu tư phù hợp theo từng giai đoạn để phát triển các tuyếnđường sắtphục vụ nhu cầu giao thông vậntải, sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản từ tỉnh Ðắk Nông đến BìnhThuận; Tháp Chàm đến Ðà Lạt; trục chính mạng lưới đường sắt Tây Nguyên (ÐàNẵng-Kon Tum-Buôn Ma Thuột - Chơn Thành-TP. Hồ Chí Minh).
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủcũng giao cho Bộ Giao thông -Vận tải chủ trì, phối hợp với các địa phương ràsoát, hoàn thiện các quy hoạch đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vàđề xuất các cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách Nhànước để phát triển hạ tầng giao thông.
Đến liên kết thượng tầng
Có được kết cấu hạ tầng, Tây Nguyêncòn cần đến một hệ thống kết cấu thượng tầng mang tính đồng bộ, nhất quán, đóchính là các cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút đầu tư, liên kết vùng, miềnvà các vùng chuyên canh trong phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng du lịchvà bảo vệ rừng.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng,sở dĩ khu vực Tây Nguyên chưa “đánh thức” hết tiềm năng, thế mạnh thì một phầncũng là do đang thiếu những cơ chế hợp tác, liên kết mang tính chiến lược ở tầmkhu vực. Sản phẩm của các loại cây công nghiệp mũi nhọn như cà phê, hồ tiêu,cao su vẫn chưa thực sự làm chủ được thị trường vì thiếu những đầu mối có nănglực, uy tín. Từ cơ cấu cây trồng đến hệ thống nhà máy chế biến, sản xuất vẫnđang theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, thiếu tính hợp tác nên dẫn đến phá vỡ tínhbền vững trong sản xuất, kinh doanh. Dễ thấy nhất là việc quy hoạch, bố trí cáckhu công nghiệp của các tỉnh trong khu vực thời gian quathiếu tính liên kết nên chưa khai thác hếthiệu suất, hiệu quả, gây lãng phí trong đầu tư.
Tây Nguyên còn được biết đến với mộthệ thống các điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Thế nhưng, hiện vấn đề xúc tiếnhợp tác đầu tư ở lĩnh vực này cũng đang rất chậm, mới phát triển theo dạng cụcbộ chứ chưa mang tầm khu vực. Trong hợp tác phát triển nguồn nhân lực, mặc dùđã có những chuyến biến mang tính tích cực như liên kết đào tạo giữa các trườngvới các tỉnh trong khu vực, nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự tạo được bước độtphá cần thiết. Các cơ chế cam kết trong đào tạo chưa đủ để thu hút, níu giữnhân lực sau đào tạo, nhất là những người có trình độ.
Qua đó cho thấy, ngoài chủ trương,chính sách chung, các tỉnh khu vực Tây Nguyên cũng cần tiếp tục xúc tiến mạnhmẽ hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện bằng việc ban hành những quy chế, cơchế hợp tác, thu hút mang tính đặc thù để tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tưmở rộng thị trường, quy mô sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, các địa phương cũngcần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc giải quyết một số thách thức trước mắtcũng như lâu dài như: dân di cư tự do, phá rừng trái phép, quy hoạch vùngchuyên canh…để tạo đà cho Tây Nguyên phát triển theo hướng đồng bộ, bền vững.
Đức Diệu – Phan Tân