Theo số liệu điều tra vềdân số và nhà ở ngày 1-4-2009, dân số của tỉnh ta là 489.442 người; trong đó,dân số trong độ tuổi lao động là 278.245 người, bao gồm 41.430 người sinh sốngở khu vực thành thị và 236.815 người sinh sống ở khu vực nông thôn. Trong nhữngnăm qua, cùng với việc triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước, tỉnh ta cũng đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến việcgiải quyết các vấn đề an sinh xã hội như các chính sách giảm nghèo, chính sáchvề dạy nghề, tạo việc làm, phát triển các buôn, bon bền vững… Mặc dù đời sốngcủa đại bộ phận người dân đã được nâng lên rõ rệt, nhưng vẫn còn một bộ phậnngười dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn gặp nhiều khó khăntrong cuộc sống; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt như tỉ lệhộ nghèo còn cao (29,25%), tình trạng nợ đọng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế,Bảo hiểm thất nghiệp diễn ra khá phổ biến (364 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nợvới số tiền trên 21,21 tỉ đồng) v.v…
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X(nhiệm kỳ 2010-2015) đã xác định: “Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội thôngqua phát triển và củng cố các quỹ của xã hội và đoàn thể. Trợ giúp nhân đạothường xuyên đối với người nghèo, người không có sức lao động, người không nơinương tựa... Cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèothông qua các chính sách về y tế, giáo dục… Do vậy, để thực hiện tốt các chínhsách về an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội, thiết nghĩ các ngànhcần tập trung giải quyết tốt các vấn đề như:
Cán bộ Trạm ytế xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cho trẻ uống vitamin A theo định kỳ. Ảnh:Ngọc Tâm |
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thựchiện tốt các chính sách về giảm nghèo, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp, bảo hiểm y tế và chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xãhội. Thực tế hiện nay cho thấy, hệ thống các chính sách về an sinh xã hội tươngđối đầy đủ, song việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện ở một sốcấp, một số ngành chưa thường xuyên, kịp thời. Nhiều đối tượng yếu thế trong xãhội chưa được thụ hưởng các chế độ có liên quan. Mặc dù mức trợ cấp, phụ cấpcòn thấp so với nhu cầu cuộc sống, song đây sẽ là nguồn thu nhập đáng kể để gópphần giảm nghèo.
Trong quá trình xây dựng các chính sáchliên quan đến người nghèo, xã nghèo, huyện nghèo phải xuất phát từ nhu cầu thựctiễn của người nghèo và của địa phương nơi họ cư trú, không nên áp đặt cácchính sách từ trên xuống; gắn việc hỗ trợ của Nhà nước với sự tham gia tích cựccủa người dân, chứ Nhà nước không nên “bao cấp”. Riêng đối với đồng bào dân tộcthiểu số, việc thực hiện các chính sách giảm nghèo cần theo hình thức “cầm tay,chỉ việc”, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo trong chính đồng bàodân tộc thiểu số. Có như vậy mới nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo,địa phương nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia vềgiảm nghèo giai đoạn 2011-2015, bao gồm 3 dự án: Hỗ trợ phát triển cơ sở hạtầng thiết yếu, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo và dự án hỗ trợ nâng caonăng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.Nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án này rất lớn, nhưng khi phân bổ vềcác địa phương thường giao cho nhiều cơ quan thực hiện, nên nguồn lực bị phântán, không hiệu quả. Nên chăng, cần thành lập một Ban chỉ đạo chuyên trách, làmđầu mối để triển khai thực hiện các dự án này. Đồng thời, tập trung mọi nguồnlực để giảm nghèo ở các xã, các huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao như Đắk Glong, TuyĐức…
Điều rất quan trọng là cần tăng cường sựlãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổquốc và sự tham gia tích cực của người dân. Các ngành chức năng cần tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra và sự giám sát của người dân. Về lâu dài, cần cóchính sách nâng cao dân trí, phát triển các ngành nghề, chuyển dịch mạnh cơ cấukinh tế và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Nguyễn ĐứcNguyên
PGD Sở LĐ–TB&XH