Video "Tiềm năng Tà Đùng":
Khu BTTN Tà Đùng chỉ cách trung tỉnh Đắk Nông khoảng 45km về phía Tây Nam. Đây là điểm giao thoa địa lý-sinh học giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ. Tà Đùng là vùng đất được kiến tạo bởi địa chất vô cùng độc đáo, mang đặc thù của vùng đất Tây Nguyên với nhiều đồi núi có hình dạng bát úp…
Khu BTTN Tà Đùng nhìn từ trên cao giống như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa cao nguyên. Ảnh: Lê Phước |
Theo ông Khương Thanh Long, Giám đốc Khu BTTN Tà Đùng, Tà Đùng là một trong những khu vực có hệ đa dạng sinh học cao so với thế giới. Các nhà khoa học đã thống kê được Khu BTTN Tà Đùng có 1.406 loài thực vật và 574 loài động vật. Đặc biệt, ở đây có loài chà vá chân đen là một trong những động vật đặc hữu được ghi vào sách đỏ của thế giới.
Ở Tà Đùng, ngoài người Mạ bản địa, người Mông từ miền Bắc đã di cư vào sinh sống ở đây từ nhiều năm nay, tạo nên sự giao thoa văn hóa vô cùng độc đáo. Điểm nhấn của Tà Đùng là hồ Tà Đùng được ví như Vịnh Hạ Long trên cao nguyên đang còn đầy hoang sơ, bí ẩn.
Ngày 23/10/2006, Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Nghị quyết 09 về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Một trong những định hướng đó là: Phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh, nhất là du lịch sinh thái và văn hóa; tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng cho ngành du lịch; đa dạng và hoàn thiện sản phẩm du lịch. Cụ thể hóa nghị quyết và định hướng của tỉnh, các quy hoạch về du lịch đã được xây dựng, triển khai, trong đó có Quy hoạch Khu du lịch sinh thái - văn hóa Tà Đùng. |
Các biên tập viên chuẩn bị cho Chương trình “Du lịch Đắk Nông nhìn từ Tà Đùng”. Ảnh: Thùy Dung |
Khu du lịch Tà Đùng được quy hoạch trên diện tích hơn 225 ha và tổng mức đầu tư hơn 174 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách chiếm hơn 22% để đầu tư quy hoạch, khảo sát thiết kế và dự án ưu tiên; gần 56% nguồn vốn dự kiến huy động từ doanh nghiệp, tổ chức, các nhân. Số vốn còn lại huy động từ các tổ chức tôn giáo thông qua việc xây dựng các công trình tôn giáo... Mục tiêu, nơi đây thu hút từ 15.000 đến 18.000 lượt khách mỗi năm.
Video "Đầu tư cho Tà Đùng – dậm chân tại chỗ":
Từ thị xã Gia Nghĩa vào Khu du lịch sinh thái, văn hóa Tà Đùng khoảng 45 km. Quốc lộ 28 dẫn du khách đến với Tà Đùng đã được nâng cấp. Năm 2017, từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã trích ra 3 tỷ đồng để xây dựng con đường xuống bến thuyền và bãi đỗ xe. Đối với Khu bảo tồn, những chiếc ca nô ngoài việc phục vụ cho công tác tuần tra, tuyên truyền vận động thì đây còn là phương tiện chở các đoàn khách quan trọng của tỉnh thăm quan trên lòng hồ. Người dân địa phương cũng đã tận dụng thuyền chở nông sản để đưa đón khách… Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Khu BTTN Tà Đùng: “Nếu đúng quy định thì thuyền chở khách trên hồ phải có nguồn gốc thực sự, có thiết kế đóng thuyền, được cơ quan chức năng kiểm định an toàn để đưa đón khách du lịch”. |
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Đắk Nông về phát triển du lịch đã đánh giá nhiều chỉ tiêu không đạt. Cụ thể như về tốc độ tăng trưởng du lịch có chỉ tiêu tăng trưởng bình quân là 30% nhưng thực tế giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạt 10,4%. Kế hoạch GDP du lịch chiếm 3% GDP toàn tỉnh nhưng đến năm 2015 mới đạt 0,017%. Với Tà Đùng, thống kê số lượt khách đến đây vào dịp Quốc khánh năm 2015 là khoảng 700 lượt. Từ đó đến nay, vì một số lý do mà chính quyền địa phương và đơn vị quản lý không có số liệu thống kê chính thức.
Phong cảnh non nước hữu tình của hồ Tà Đùng |
Tà Đùng được xác định đầu tư thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh và vùng phụ cận. Thế nhưng trên thực tế, việc đầu tư vào đây vẫn rất hạn chế… Vì vậy, mà một lợi thế được nhiều người ví von là Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên như Tà Đùng hiện vẫn chưa chuyển mình.
“Một thực tế là việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng nói riêng trong thời gian qua còn nhiều hạn chế nhất định. Nguyên nhân chính là do nguồn ngân sách của địa phương còn hạn hẹp”. Bà Vũ Thị Ái Duyên - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông
“Đầu tư du lịch là có đặc thù nó không giống như những ngành khác. Thời gian tới đây sẽ tiếp tục sử dụng nguồn vốn ADP (dự án hạ tầng thế giới) để đầu tư nhà vệ sinh và cái nhà chờ cho khang trang phục vụ du khách. Sau này, từ ý tưởng của nhà đầu tư và trên cơ sở chính sách của tỉnh thì tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư phát triển du lịch”. Ông Lưu Văn Trung - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông “Tà Đùng là một tài sản quý của tỉnh Đắk Nông, có giá trị lớn về mặt sinh học và có thể xem là lá phổi xanh của cả khu vực. Trong điều kiện chưa có nhà đầu tư đủ năng lực và tâm huyết đến, tỉnh sẽ tập trung gìn giữ môi trường, đáp ứng một số cơ sở thiết yếu để đáp ứng một số nhu cầu tối thiểu nhất của du khách. Thời gian tới, tỉnh cũng sẽ tập trung kết nối các tuyến tour khác như trên QL14 và QL28 để Tà Đùng trở thành điểm nhấn phát triển du lịch, thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư”. Đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông |
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng bảo tồn quần thể các loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm bị đe dọa toàn quốc và toàn cầu |
Trong khi chờ đợi các giải pháp về đầu tư, quản lý được triển khai thì Tà Đùng vẫn được nhiều người tìm đến bởi sức hút vốn có của nó. Những người làm nghề đưa đón khách thăm quan hồ Tà Đùng vẫn có thu nhập nhất định từ hoạt động này để có một phần nào đó trang trải cuộc sống. Với những người đã đến và ở Tà Đùng thì đều có chung mong muốn, nơi đây sẽ sớm tìm được nhà đầu tư đủ mạnh để phát triển. Để đánh thức được vẻ đẹp tiềm năng này, chúng ta đều kỳ vọng, Tà Đùng sẽ được đầu tư tương xứng để trở thành một khu du lịch trọng điểm của tỉnh cũng như khu vực...
“Sau khi đến đây tôi thấy phong cảnh rất thích hợp với con người đi du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Khi đặt chân đến đây, thiên nhiên thì đẹp, phong cảnh hữu tình nhưng mà cơ sở vật chất, hạ tầng ở nơi này vẫn còn thấp, sự đầu tư chưa có”. Anh Văn Tấn Minh - du khách đến từ Bình Định Video "Mong ước bình dị cho Tà Đùng": “Em mong muốn các ban, ngành, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các hộ gia đình có thể dễ dàng hoạt động kinh doanh hơn để phục vụ nhu cầu du khách vui chơi, thoải mái, an tâm hơn”. Anh Trần Quốc Long, chủ thuyền “Với trách nhiệm của Khu BTTN Tà Đùng, chúng tôi sẽ nỗ lực tuyên truyền, vận động bà con đưa đón khách thì phải trang bị áo phao cứu sinh nhằm đảm bảo cho du khách khi đi trên lòng hồ được an toàn”. Ông Khương Thanh Long - Giám đốc Khu BTTN Tà Đùng |
Video clip: