Đồng dao là những bài hát dân gian, nó hình thành và phát triển cùngvới gia đình và xã hội. Các bài đồng dao thường gắn với thiên nhiên, đất nước;gắn với những trò chơi ở lứa tuổi nhỏ; mô phỏng các hoạt động sản xuất và phảnánh những tư duy nghộ nghĩnh và trí thông minh của trẻ em. Đây là nguồn tư liệuphong phú giúp các em hiểu được thiên nhiên, cuộc sống và con người xung quanhqua đôi mắt trẻ thơ, đem lại cho các em cảm xúc tốt đẹp, giáo dục các em trởthành những người lao động hữu ích trong tương lai.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở vùng nôngthôn sống trong lòng thiên nhiên, nơi ban ngày có ánh nắng chan hòa, ban đêm cótrăng thanh gió mát, xung quanh đầy sắc màu của hoa lá. Qua đôi mắt trẻ thơ,thiên nhiên gắn bó với các em như “chị lúa”, “chị ngô”, “cô đậu nành”, “anh dưachuột”. Không gian tĩnh mịch của thế giới thực vật trở nên sinh động, có hồn.Hoa dâu tằm có thể “đi đám cưới”. Quả khế, quả na biết mở mắt lơ mơ như thiuthiu ngủ. Bài ca “Họ nhà quả” có 70 câu ngắn nhưng đã giới thiệu hàng chục câytrái lạ: Đông con nhiều cháu – vốn là trái sung/ Nhỏ mà cay hung – là tráiớt hiểm…
Qua đồng dao, ta như lạc vào vườn báchthú tự nhiên với đủ các loài chim muông như voi, hổ, hươu, sóc, ba ba, bồ nông,sáo…48 câu của bài hội chim đã giới thiệu đến 24 loài chim với 24 động tác,hình ảnh khác nhau: Hay la hay hét – là con bồ cao/ Hay bổ hay nhào – là conbói cá…
Trong đồng dao hình như không có sự cáchbiệt giữa thiên nhiên và trẻ em. Bầu trời và mặt đất là chỗ vui chơi đầy hấpdẫn. Tâm hồn trẻ thơ giao cảm đặc biệt với trời, mây, non, nước. Trẻ em có khảnăng kỳ lạ trong việc nhập cuộc vào thế giới vô tri vô giác, biến chúng có tâmhồn để làm bầu bạn. Trăng sao dù cao vời vợi nhưng vẫn có những sợi dây vô hìnhgắn bó sinh hoạt của trẻ em: Ông sảo, ông sao/ Ông vào cửa sổ/ Ông ở vớitôi/ Ông ngồi xuống chiếu/Tôi biếu củ khoai/Ông nhai tóp tép…
Vui chơi là một nhu cầu không thể thiếuđược đối với lứa tuổi nhỏ. Qua vui chơi, các em có thể học hỏi và phát hiệnđược nhiều điều mới lạ. Đồng dao gắn với những trò chơi thực chất là nhữngphương tiện giáo dục của quần chúng lao động xưa dùng để dạy dỗ con em mình,giúp trẻ em làm quen với những công cụ sản xuất: Cái kéo thợ may/Cái cày làmruộng/cái thuổng đắp bờ/ Cái lờ thả cá/ Cái ná bắn chim/Cái kim may áo…
Không có tinh thần đồng đội, các em khôngthể vừa chơi vừa hát các bài “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành chành”, “Bắt chậplá tre”. Trò chơi “Rồng rắn lên mây” còn mang ý nghĩa diễn lại các động tácdiệt Ngư Tinh của Lạc Long Quân thời xưa. Đồng dao gắn với trò chơi còn giữ chocác em vẻ hồn nhiên, tươi tắn, không đánh mất tuổi thơ trong hoàn cảnh khókhăn, gian khổ.
Nước ta là nước nông nghiệp. Trẻ em phầnlớn trưởng thành từ nông thôn. Vì thế trẻ em tham gia và tập lao động từ thuởnhỏ: chăn trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt cá, giã gạo, bế em, hái rau… Nhiều trẻ emsớm phải gánh vác việc nặng nhọc: Tung ta tung tẩy/Quẩy mạ ra đồng/Gặp phảikhúc sông/Xắn quần mà lội. Hay chùm đồng dao Gọi nghé phản ánh hiệnthực vất vả của những người lao động nhỏ tuổi, sớm biết lo toan chăn trâu, cắtcỏ nhưng vẫn vui tươi, lạc quan, yêu đời.
Ngày xưa, trường học còn hiếm hoi, nhiềuem bé nghèo phải mò mẫm học nơi bãi cỏ, bờ đê, gốc đa… Bài học của các em là Rồngrắn lên mây, Thả đỉa ba ba, Con cua tám cẳng hai càng. Hay qua bài Chuyềnthẻ, Ô ăn quan giúp các em vừa chơi vừa học, vừa tập đếm, vừa thựchiện các phép tính cộng trừ, nhân, chia một cách sinh động. Các em đếm từ 1 đến10 một cách có hình ảnh: que mốt, que mai, con trai, con hến, con nhện chăngtơ, quả mơ, quả mít, chuột chít, lên bàn đôi…Phép nhân có thể tính nhẩm: đôitôi, đôi chị, đôi cái bị, đôi cánh hoa, đôi lên ba.
Tranh sưu tầm |
Trẻ em có óc tư duy ngộ nghĩnh, thôngminh cộng với sự quan sát tinh tế, trò chơi hóm hỉnh khiến cho không ít bàiđồng dao phát hiện được những ý tưởng sâu xa về tự nhiên cũng như về xã hội: Chimri là gì sáo sậu/ Sáo sậu là cậu sáo đen/ Sáo đen là em tu hú/ Tu hú là chú bồcác/ Bồ các là bác chim ri/ Chim ri là gì sáo sậu…Với kết cấu bài theo kiểuvòng tròn, ta có cảm tưởng như mọi vật trên thế giới này không có gì là tuyệtđối cả. Tất cả đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại và phát triển.Các bài Kì đà là cha cà cưỡng, “Lúa ngô là cô đậu nành”… cũngcónội dung tương tự, gợi ta liên tưởngtới những phát hiện sâu xa. Đằng sau những bài ca nói ngược, ta bắt gặp nhữngbức tranh ngộ nghĩnh thể hiện sự quan sát tinh tế và hóm hỉnh về hiện thực cuộcsống qua đôi mắt trẻ thơ.
Đồng dao còn là những bài hát ru mượt mà,sâu lắng. Hát ru là những bài ca dân gian đến với trẻ thơ từ thuở còn nằm nôi,qua đôi mắt và đôi tai mà thấm dần vào tâm hồn non trẻ, trắng trong. Đó là chấtthơ của thời bình minh cuộc sống bắt gặp cái khởi nguồn của tình mẫu tử và tìnhthương nhân loại. Tình cảm mẹ con, tình cảm bà cháu, tình cảm chị em, tình cảmcủa người lớn thương trẻ em… tạo nên những liều thuốc bổ tinh thần vô giá đếnvới trẻ thơ: Cái ngủ mày ngủ cho lâu/ Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về/ Bắtđược con giếc, con trê/ Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn…
Đến với hát ru là đến với cái hồn nhiên,cái chân thật, cái trong trắng với tình thương “nâng như trứng, hứng như hoa”của các thế hệ kế tiếp nhau.
Hồ Văn